spot_img
26 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánVietABank và chiếc ghế CEO có 'nhiều mạng nhện', thành viên nhóm...

VietABank và chiếc ghế CEO có ‘nhiều mạng nhện’, thành viên nhóm Việt Phương 3 năm vẫn chỉ là ‘quyền’

VietABank (VAB) đã hơn 3 năm không có Tổng Giám đốc chính thức. Ông Nguyễn Văn Trọng, người được xem là “cánh tay phải” của nhóm cổ đông liên quan đến cựu Chủ tịch Phương Hữu Việt, vẫn chỉ là “quyền” CEO.

VietABank: 3 năm không Tổng Giám đốc

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – UPCoM: VAB) ngày 7/10 vừa qua đã bổ nhiệm ông Bùi Xuân Dũng giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc với thời hạn 12 tháng. Theo đó, Ban Tổng Giám đốc của ngân hàng gồm: Ông Bùi Xuân Dũng, ông Trần Tiến Dũng và ông Phạm Linh. Quyền Tổng Giám đốc vẫn được đảm nhiệm bởi ông Nguyễn Văn Trọng, người đã được tái bổ nhiệm hồi tháng 6/2024.

VietABank và chiếc ghế CEO có 'nhiều mạng nhện', thành viên nhóm Việt Phương 3 năm vẫn chỉ là 'quyền'
Ban điều hành VietABank

Tháng 7/2020, ông Trọng được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều hành của VietABank sau khi từng đảm nhận chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Tài chính của ngân hàng. Từ tháng 9/2021 đến nay, ông Trọng đảm nhiệm vị trí Quyền Tổng Giám đốc VietABank.

Như vậy, chiếc ghế điều hành cao nhất tại Ban Tổng Giám đốc VietABank đã vắng chủ hơn ba năm kể từ khi ông Nguyễn Văn Hảo, người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, rời đi.

Ông Hảo được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Thường trực VietABank năm 2015. Đến tháng 3/2017, ông được giao nhiệm vụ Quyền Tổng Giám đốc và chính thức đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc chỉ 4 tháng sau đó.

Trước ông Hảo, CEO của VietABank là bà Phương Phương Thanh Nhung (sinh năm 1981), cháu gái của ông Phương Hữu Việt, cựu Chủ tịch HĐQT VietABank giai đoạn 2011-2021. Dù không còn lãnh đạo ngân hàng, ảnh hưởng của ông Việt và hệ sinh thái doanh nghiệp có liên quan đến VietABank vẫn rất lớn.

Ông Phương Hữu Việt là ai?

Ông Việt là một doanh nhân nổi tiếng tại Bắc Ninh. Trước khi đến với VietABank, vị lãnh đạo này từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau tại các cơ quan Nhà nước, đoàn thể.

Một “sân chơi” khác của vị doanh nhân là Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (Việt Phương Group), nơi ông Việt giữ vai trò người sáng lập và là chủ sở hữu. Doanh nghiệp tư nhân này hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực tài chính, bất động sản, năng lượng, khoáng sản, dược phẩm… Dưới “triều đại” của ông Phương Hữu Việt, một hệ sinh thái dần được hoàn thiện sau những “deal” lớn.

VietABank và chiếc ghế CEO có 'nhiều mạng nhện', thành viên nhóm Việt Phương 3 năm vẫn chỉ là 'quyền'
Doanh nhân Phương Hữu Việt tại một sự kiện

Theo danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn ngân hàng vừa được VietABank công bố, ông Việt là cổ đông cá nhân nắm lượng cố phiếu lớn nhất với hơn 24 triệu đơn vị, tỷ lệ 4,55% vốn. Trong khi đó, Việt Phương Group là cổ đông tổ chức lớn nhất, nắm gần 66 triệu đơn vị, tỷ lệ 12,21%. Đây là “doanh nghiệp hạt nhân” song cũng là một phần trong đế chế nhiều “Group” của ông Phương Hữu Việt bên cạnh Capella Group, Infinity Group hay LEC Group (hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, logistics…).

Đáng chú ý, vai trò của vị doanh nhân quê Bắc Ninh ít nhiều còn có liên quan tới nhóm Encapital, Capella Group… cùng một số cá nhân như ông Nguyễn Văn Trọng hay ông Nguyễn Hoàng Giang (Chủ tịch HĐQT Chứng khoán DNSE), qua đó giúp ông Việt hoàn thiện hệ sinh thái của mình.

Ông Nguyễn Văn Trọng: Cánh tay đắc lực nhưng chưa đắc quyền?

Ông Nguyễn Văn Trọng (sinh năm 1970 tại Bắc Ninh) là người có nhiều năm công tác trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán, từng nắm giữ nhiều vị trí quản lý cao cấp tại các tổ chức, tập đoàn lớn tại Việt Nam.

Từ 2006-2007, ông Trọng là kế toán tại Công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Du lịch Việt Phương Hà Nội; từ 2007-2018 là Phó ban tại Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC, trước khi chuyển sang làm kiểm soát viên tại Công ty TNHH MTV Viễn thông số VTC đến giữa năm 2019.

Ông Trọng cũng từng đảm nhiệm vai trò Tổng Giám đốc CTCP Q7, sau đó là Chủ tịch HĐQT Công ty HFC Việt Nam.

Trước khi trở thành Quyền CEO VietABank giai đoạn giữa năm 2020, ông Trọng lần lượt rút khỏi vị trí quản lý ở hai doanh nghiệp trên. Khi đó, động thái này được đồn đoán là để đủ điều kiện cho ông Trọng tiếp quản chiếc ghế Tổng Giám đốc VietABank một cách chính thức. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa xảy ra.

Trong hệ sinh thái của mình, ông Trọng từng đứng tên sở hữu vốn tại Capella Group và được ví như “cánh tay phải” của ông Phương Hữu Việt. Capella Group là cổ đông sáng lập Encapital, trong khi Encapital hiện đang nắm quyền chi phối Chứng khoán DNSE.

Nắm vai trò quan trọng tại VietABank trong quãng thời gian dài, câu hỏi đặt ra là vì sao ông Phương Hữu Việt và các lãnh đạo họ Phương vẫn tiếp tục giữ ông Trọng ở lại với vai trò Quyền Tổng Giám đốc thay vì bổ nhiệm ông làm Tổng Giám đốc chính thức?

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật