spot_img
19 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánVinasun (VNS): Lao đao trước cuộc chiến giành thị phần, cổ đông...

Vinasun (VNS): Lao đao trước cuộc chiến giành thị phần, cổ đông ngoại quyết tâm thoái hết vốn

Sau khi bán thành công 1,44 triệu cổ phiếu VNS, quỹ ngoại Singapore tiếp tục đăng ký thoái toàn bộ vốn tại Vinasun.

Mới đây, Tael Two Partners Ltd (Singapore) vừa có báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) về việc đăng ký bán ra 5 triệu cổ phiếu VNS của CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun – HoSE: VNS). Nếu giao dịch thành công, “ông lớn” nước ngoài sẽ giảm tỷ lệ sở hữu từ 7,37% về 0%.

Động thái này của Tael Two Partners Ltd diễn ra ngay sau khi nhà đầu tư nước ngoài này vừa bán xong hơn 1,44 triệu cổ phiếu VNS. Cụ thể, trong ngày 13/12, Tael Two Partners Ltd đã bán ra hơn 1,4 triệu cổ phiếu VNS, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 9,49% (6,4 triệu đơn vị) về 7,37% (5 triệu đơn vị).

Trước đó, giữa tháng 11 vừa qua, Tael Two Partners Ltd dự kiến bán toàn bộ hơn 6,4 triệu cổ phiếu đang nắm giữ (9,49%) của Vinasun từ ngày 15/11 đến 13/12. Tuy nhiên, quỹ ngoại Singapore đã không hoàn tất giao dịch do tình trạng thị trường không đạt kỳ vọng.

Vinasun (VNS): Lao đao trước cuộc chiến giành thị phần, cổ đông ngoại quyết tâm thoái hết vốn
Giao dịch của Tael Two Partners Ltd tại Vinasun từ đầu năm 2024 đến nay

Tổ chức này bắt đầu ghi dấu ấn tại VNS từ năm 2013, sau khi mua 3 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 6,9%) thông qua đợt phát hành riêng lẻ với giá 45.000 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị 135 tỷ đồng. Sau đó, tổ chức này liên tiếp mua thêm để tăng sở hữu lên 18,3%. Như vậy, sau khoảng 10 năm rót vốn vào Vinasun, cổ đông lớn này quyết tâm thoái hết vốn.

Gặp khó trong cuộc đua giành thị phần với Xanh SM

Vinasun được thành lập năm 1995 và từng đạt đỉnh cao vào năm 2016 với doanh thu 4.520 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 311 tỷ đồng và sở hữu 6.141 xe. Tuy nhiên, sự cạnh tranh từ các hãng xe công nghệ như Grab, Uber và Be đã khiến kết quả kinh doanh của Vinasun liên tục sụt giảm. Đến cuối năm 2023, Vinasun chỉ còn sở hữu 2.590 xe, giảm gần một nửa sau 8 năm.

Trong khi đó, taxi Xanh SM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ra mắt vào nửa đầu năm 2023 đã nhanh chóng chiếm 18,17% thị phần gọi xe với 16.100 phương tiện, đứng thứ hai trên thị trường. Xanh SM không chỉ gây áp lực cạnh tranh về thị phần mà còn dẫn đầu xu hướng chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện, đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường và giảm phát thải.

Tại ĐHCĐ năm 2024, ông Trần Anh Minh, Phó Tổng Giám đốc Vinasun nhận định: “Chúng tôi thừa nhận thị phần bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của Xanh SM. Tuy vậy, chúng tôi nhận ra có 2 yếu tố cơ bản tác động: Bên cạnh sự cạnh tranh trực diện từ Xanh SM thì sự suy giảm sức cầu của người tiêu dùng cũng là một yếu tố. Sụt giảm sức mua cộng thêm sức cạnh tranh lớn từ Xanh SM, Be, Grab, Gojek… cũng là khó khăn khiến công ty đặt mục tiêu kinh doanh thấp hơn năm 2023”.

Vinasun (VNS): Lao đao trước cuộc chiến giành thị phần, cổ đông ngoại quyết tâm thoái hết vốn
Xanh SM mở ra xu hướng chuyển đổi xanh trong thị trường gọi xe

Để bắt kịp xu hướng này chuyển đổi sang xe điện thân thiện với môi trường, Vinasun đã quyết định đầu tư 630 – 650 tỷ đồng trong năm 2024 để mua 700 xe Hybrid của Toyota. Ban lãnh đạo Vinasun khẳng định, xe Hybrid không chỉ giúp tiết kiệm chi phí vận hành mà còn giảm thiểu khí thải CO2, góp phần bảo vệ môi trường. Đồng thời, Vinasun sẽ thanh lý và bán trả chậm 500 xe chạy xăng, dự kiến cuối năm nay sẽ sở hữu 2.790 xe, tăng 200 xe so với đầu năm.

Sự đầu tư vào xe Hybrid của Vinasun cho thấy nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thích nghi với thị trường và xu hướng mới nhằm giữ vững vị thế trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật