spot_img
30 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánVụ trái phiếu Vạn Thịnh Phát: Phán quyết nào cho 6.000 bị...

Vụ trái phiếu Vạn Thịnh Phát: Phán quyết nào cho 6.000 bị hại có yêu cầu bồi thường?

Từ mức án ban đầu là tử hình, bà Trương Mỹ Lan – cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị tuyên mức phạt chung thân cuối phiên xét xử ngày 17/10.

Chiều ngày 17/10, phiên xét xử Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và 33 đồng phạm đã kết thúc.

Bị cáo Trương Mỹ Lan nhận án tù chung thân về các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (chung thân), Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới (8 năm), và Rửa tiền (12 năm). Bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng Giám đốc SCB, nhận án 17 năm tù, bao gồm 12 năm cho tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 5 năm cho tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Hội đồng xét xử (HĐXX) kết luận Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) và SCB đã ký hợp đồng môi giới phát hành trái phiếu. SCB sử dụng hơn 2.400 nhân viên tại 239 chi nhánh và phòng giao dịch để tư vấn khách hàng mua trái phiếu, hầu hết là khách hàng của SCB. Đây được xem là mánh khóe quyết định sự thành công của việc phát hành trái phiếu.

Về trách nhiệm dân sự, HĐXX xác định các bị cáo đã phát hành trái phiếu gian dối, chiếm đoạt hơn 30.000 tỷ đồng với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu. Các nạn nhân yêu cầu bồi thường toàn bộ tiền gốc, lãi và các thiệt hại liên quan. HĐXX phán quyết rằng thiệt hại sẽ dựa trên số trái phiếu mà bị hại sở hữu, còn các yêu cầu về lãi và phí chuyển nhượng sẽ được giải quyết qua thủ tục tố tụng khác nếu có.

Số tiền chiếm đoạt đã được bà Trương Mỹ Lan sử dụng cho mục đích cá nhân nên bà Lan phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ. Danh sách chi tiết về bị hại và số tiền bồi hoàn sẽ được đính kèm trong bản án.

Trước đó, HĐXX cho biết có 35.824 bị hại tại 58 tỉnh thành, trong đó có 5.965 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, hơn 1.000 đơn thuộc các mã trái phiếu không nằm trong vụ án.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật