spot_img
22 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh Nghiệp2 công ty chuẩn bị rót 5.000 tỷ đầu tư vào Vietjet

2 công ty chuẩn bị rót 5.000 tỷ đầu tư vào Vietjet

Sau khi phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của Vietjet sẽ tăng từ năm 5.416 tỷ đồng lên mức 5.916 tỷ đồng.

Ngày 31/12, Hội đồng quản trị hãng hàng không Vietjet (mã chứng khoán: VJC) công bố phương án phát hành 50 triệu cổ phiếu riêng lẻ. Số cổ phiếu mới bằng 9,3% số đang niêm yết. Đối tượng chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong nước với giá 100.000 đồng/cp.

Số cổ phiếu trên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm. Thời gian thực hiện dự kiến trong nửa đầu năm 2025. Sau khi phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của Vietjet sẽ tăng từ năm 5.416 tỷ đồng lên mức 5.916 tỷ đồng. 

Đã có hai nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia vào thương vụ là CTCP Aviation và CTCP Đầu tư Dyanamic & Development. Trong đó, sau giao dịch CTCP Aviation sẽ trở thành cổ đông lớn của Vietjet khi nắm giữ 5,92% vốn. Cả hai công ty đều đều có liên quan đến tập đoàn Sovico.

2 công ty chuẩn bị rót 5.000 tỷ đầu tư vào Vietjet- Ảnh 1.

Số tiền thu về dự kiến là 5.000 tỷ đồng, được Vietjet dùng để trả nợ ngân hàng trong năm 2025.

2 công ty chuẩn bị rót 5.000 tỷ đầu tư vào Vietjet- Ảnh 2.

Theo báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải vào ngày 17/12, Vietjet muốn thuê ướt hai tàu phản lực khu vực ARJ21 của Comac để bay chặng Hà Nội/TP.HCM – Côn Đảo từ đầu năm sau. Theo đó, Vietjet đã ký hợp đồng thuê ướt (thuê cả tàu bay và phi hành đoàn) 2 tàu bay Comac ARJ21 (C909) với Chengdu Airlines dự kiến từ 15/1/2025. Hai máy bay này sẽ phục vụ cho cao điểm Tết Âm lịch trên các chặng Hà Nội/TP. HCM đi Côn Đảo.

Chengdu Airlines cũng là hãng hàng không đầu tiên nhận và khai thác thương mại tàu ARJ21 từ năm 2016. Đến nay, ARJ21 đã tích luỹ được hàng nghìn giờ bay an toàn.

Vietjet đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không hỗ trợ thủ tục phê chuẩn các hợp đồng và chỉ đạo sự phối hợp từ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trong việc cung cấp các dịch vụ sân bay, mặt đất nhằm đưa ARJ21 vào khai thác theo đúng kế hoạch. Đồng thời, hãng cũng mong muốn được mở rộng phê chuẩn giấy chứng nhận loại (TC Type Certificate) cho ARJ21 theo hoạch định phát triển lâu dài.

ARJ21 là mẫu tàu bay phản lực khu vực đầu tiên được Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (Comac) tự nghiên cứu và sản xuất. Tàu bay này sử dụng hai động cơ GE CF34-10A của Mỹ; các thiết bị bay, hạ cánh của Liebherr (Đức). Comac giao chiếc ARJ21 đầu tiên cho khách hàng quốc tế đầu tiên tại Indonesia vào năm 2022.

ARJ21 có tầm bay từ 2.225 đến 3.700 km. Tàu có thể bố trí cấu hình ghế từ 78 đến 97 chỗ. Kích cỡ máy bay này tương đương với các loại tàu đã và đang khai thác tại sân bay Côn Đảo như ATR-72, Embraer E190.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật