spot_img
19 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh Nghiệp3 “ông lớn” quốc tế lập liên doanh 139 triệu USD, cam...

3 “ông lớn” quốc tế lập liên doanh 139 triệu USD, cam kết đầu tư vào dự án điện gió Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam

Động thái này diễn ra chỉ vài tháng sau khi SUSI mua lại Nhà máy điện gió Đầm Nại tại Việt Nam hồi tháng 10/2024. Đây sẽ trở thành dự án đầu tiên gieo mầm cho SARA.

Tổ chức Đầu tư Quốc tế Anh (BII) cùng FMO – Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan và SUSI Partners – công ty quản lý quỹ chuyên về đầu tư hạ tầng chuyển đổi năng lượng vừa công bố cùng ra mắt một liên doanh trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Cụ thể, liên doanh mang tên Sustainable Asia Renewable As sets, gọi tắt là SARA. Được thành lập trong khuôn khổ Quỹ Đầu tư Chuyển đổi Năng lượng Châu Á SUSI (SAETF), SARA nhắm đến mục tiêu phát triển một tập hợp các dự án năng lượng tái tạo mới với tổng quy mô 500 MW tại một số thị trường ở Đông Nam Á. Mục tiêu trọng tâm ban đầu của liên doanh là đưa các dự án năng lượng tái tạo mới bước vào xây dựng cũng như vận hành.

SARA đồng thời cũng có kế hoạch phát triển các dự án tương lai của riêng mình trong cả khu vực Đông Nam Á, nhằm tạo ra một doanh nghiệp điện tái tạo độc lập và có khả năng tăng quy mô mạnh mẽ.

Động thái này diễn ra chỉ vài tháng sau khi SUSI mua lại Nhà máy điện gió Đầm Nại tại Việt Nam hồi tháng 10/2024. Đây sẽ trở thành dự án đầu tiên gieo mầm cho SARA.

3 “ông lớn” quốc tế lập liên doanh 139 triệu USD, cam kết đầu tư vào dự án điện gió Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam- Ảnh 1.

Quy mô ban đầu của dự án được ước tính lên đến 139 triệu USD.

Trong đó, hai tổ chức BII và FMO lần lượt giải ngân với số vốn là 70 triệu USD và 50 triệu USD, bao gồm vốn cam kết đầu tư vào SARA và vốn cam kết đầu tư bổ sung vào Quỹ Đầu tư Chuyển đổi Năng lượng Châu Á của SUSI (“SAETF”). Gộp chung lại, qua các khoản cam kết từ các nhà đầu tư hiện hữu và nhà đầu tư mới gia nhập, quy mô của chiến lược đầu tư tập trung vào Đông Nam Á của SUSI đã tăng gấp đôi, từ 120 triệu đến 259 triệu USD (bao gồm cả vốn góp trực tiếp). Số vốn đầu tư này được dành riêng cho các dự án hạ tầng năng lượng bền vững tại Đông Nam Á.

Ghi nhận, Khu vực Đông Nam Á, với vị thế ngày một quan trọng của mình như là một trung tâm sản xuất và công nghiệp ở tầm toàn cầu, được dự báo sẽ chiếm hơn 1/4 phần gia tăng trong nhu cầu năng lượng toàn cầu đến năm 2035, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Kể từ năm 2010, gần 80% phần gia tăng trong nhu cầu năng lượng của cả khu vực Đông Nam Á lại được đáp ứng bằng các nhiên liệu hóa thạch, điều này khiến cho tác động tính trên mỗi đô la đầu tư vào chuyển đổi năng lượng ở khu vực này thuộc vào mức cao nhất trên thế giới.

Còn SUSI đã có mặt tại Singapore từ năm 2019 và là một trong những đơn vị đi tiên phong trong công cuộc chuyển đổi năng lượng tại Đông Nam Á. Sau khi Quỹ Chuyển đổi Năng lượng Châu Á (SAETF) được chốt vào năm 2023 với số vốn cam kết 120 triệu USD, quỹ đã được mở ra trở lại vào năm 2024 nhờ các cơ hội đầu tư rộng mở cũng như nhu cầu lớn từ phía các bên cấp vốn cho quỹ.

Danh mục đầu tư hiện tại của SAETF tập trung vào các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn cũng như các dự án phát điện phân tán và tiết kiệm năng lượng, với các khách hàng thương mại và công nghiệp tại các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á. Tính đến nay, quỹ đã đầu tư vào các thị trường Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Campuchia.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật