spot_img
31 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpBí ẩn Unicap, doanh nghiệp vốn điều lệ 100 tỷ đồng vừa...

Bí ẩn Unicap, doanh nghiệp vốn điều lệ 100 tỷ đồng vừa chi 1.200 tỷ mua cổ phiếu VIB

Một doanh nghiệp non trẻ chưa đến 1 tháng tuổi với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, bất ngờ trở thành ‘cầu nối’ để lập thành một nhóm cổ đông lớn tại VIB.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) vừa công bố thông tin quan trọng về sự xuất hiện của một nhóm cổ đông lớn mới sau giao dịch mua cổ phiếu đáng chú ý của CTCP Unicap.

Theo thông báo, Unicap đã mua 66,765 triệu cổ phiếu VIB, tương ứng tỷ lệ 2,241%. Trước giao dịch này, Unicap không sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của VIB. Theo tính toán, Unicap đã chi khoảng 1.200 tỷ đồng để sở hữu lượng cổ phiếu này, tính theo thị giá hiện tại.

Bí ẩn Unicap – doanh nghiệp 1 tháng tuổi chi 1.200 tỷ gom cổ phiếu VIB

Đặc biệt, thông qua thương vụ này, Unicap đã tạo ra một liên kết với hai cổ đông lớn khác của VIB, là bà Nguyễn Thùy Nga và bà Tống Ngọc Mỹ Trâm. Trước đó, hai cá nhân này đã nắm giữ lần lượt 70,03 triệu cổ phiếu (2,351%) và 97,95 triệu cổ phiếu (3,288%). Cùng với Unicap, nhóm này hiện sở hữu hơn 234,75 triệu cổ phiếu, tương ứng với 7,88% vốn điều lệ của VIB.

Bí ẩn Unicap, doanh nghiệp vốn điều lệ 100 tỷ đồng vừa chi 1.200 tỷ mua cổ phiếu VIB
Nhóm cổ đông lớn mới tại VIB sau sự xuất hiện của Unicap

>> Ai là người mua lại hơn 2.600 tỷ đồng cổ phiếu VIB từ tay khối ngoại?

Unicap là một doanh nghiệp non trẻ, mới thành lập vào ngày 4/9/2024. Dù chỉ mới ra đời, Unicap đã thực hiện giao dịch lớn lên tới 1.200 tỷ đồng để mua cổ phiếu VIB, trong khi vốn điều lệ của công ty chỉ 100 tỷ đồng.

Unicap có ba cổ đông sáng lập, gồm bà Nguyễn Thùy Nga và bà Tống Ngọc Mỹ Trâm, mỗi người nắm giữ 49,5%, và ông Đặng Khắc Cường, sở hữu 1% vốn. Bà Nguyễn Thùy Nga đảm nhận vai trò người đại diện pháp luật, Tổng Giám đốc của Unicap.

Sự xuất hiện của Unicap không chỉ tạo ra nhóm cổ đông lớn mới tại VIB mà còn khiến thị trường đặt nhiều câu hỏi về vai trò và mục đích của doanh nghiệp này.

>> Lộ diện nhân tố mới ‘góp mặt’ trong danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn tại VIB

Bàn cờ hiểm room ngoại của VIB sẽ đánh tiếp ra sao?

Một sự kiện khác cũng thu hút sự chú ý là việc cổ đông chiến lược của VIB, Commonwealth Bank of Australia (CBA), bắt đầu thoái vốn. Từng sở hữu 503,2 triệu cổ phiếu (19,84%), CBA đã giảm tỷ lệ xuống còn 14,78% sau khi bán bớt 148 triệu cổ phiếu với tổng giá trị hơn 2.660 tỷ đồng.

Sự rạn nứt giữa 2 bên đã âm ỉ từ lâu, và những đồn đoán về cuộc chia tay đã được lan truyền, tuy vậy cao trào mới chỉ bắt đầu từ giữa năm 2024 khi VIB tổ chức ĐHĐCĐ bất thường, trình phương án hạ room ngoại từ mức 20,5% về 4,99%.

Giới chuyên gia phân tích, VIB khởi động bàn cờ chiến lược, nhằm ngăn chặn việc một đối tác ngoại không mong muốn thay thế CBA. Điều này giúp VIB giữ thế chủ động trong việc chọn đối tác chiến lược mới, đồng thời tránh việc khối ngoại nắm giữ lượng cổ phiếu lớn hơn 5%.

Sự xuất hiện của Unicap và việc CBA bắt đầu thoái vốn đã đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của VIB. Unicap liệu có phải là “cánh tay nối dài” của gia đình ông Đặng Khắc Vỹ?

Số liệu thống kê cho thấy, hiện ông Đặng Khắc Vỹ và những người liên quan đang sở hữu hơn 563,8 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 19% vốn điều lệ ngân hàng.

Trong khi đó, CBA sau khi thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu xuống 14,78%.

Bí ẩn Unicap, doanh nghiệp vốn điều lệ 100 tỷ đồng vừa chi 1.200 tỷ mua cổ phiếu VIB

>> Hạ room ngoại về 4,99% – ‘nước cờ hiểm’ của VIB?

Với tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm Unicap là 7,88%, ván cờ quyền lực tại VIB đang mở ra nhiều kịch bản khó đoán, khi tương lai của những cổ đông lớn vẫn còn là một ẩn số. Liệu Unicap có phải là quân cờ mà ông Đặng Khắc Vỹ đặt vào, hay đã xuất hiện thêm bên thứ 3, thứ 4…?

Và với hơn 440 triệu cổ phiếu còn lại, liệu CBA có tạo nên một thế cục khác, khi còn xuất hiện thêm các Unicap 2, Unicap 3…? Ván cờ VIB bố cục sẽ đi đến đâu? Liệu có biến số? Câu trả lời rất khó đoán.

>> Bất ngờ với khối tài sản ‘khổng lồ’ của Chủ tịch VIB Đặng Khắc Vỹ

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật