spot_img
24 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh Nghiệp'Bộ ba lợi thế' sẽ giúp Dung Quất 2 của Hòa Phát...

‘Bộ ba lợi thế’ sẽ giúp Dung Quất 2 của Hòa Phát (HPG) không sợ ‘ế’ hàng trong năm 2025

Hòa Phát (HPG) hiện chiếm khoảng 35-40% thị phần thép xây dựng và 50% thị phần HRC (thép cuộn cán nóng).

Trong báo cáo triển vọng phát hành ngày 5/11, chứng khoán BIDV (BSC) dự báo rằng, vào năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) sẽ đạt doanh thu 176.701 tỷ đồng, tăng trưởng 27% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 16.084 tỷ đồng, tăng 31%. Dự báo này dựa trên mức tăng sản lượng 26% so với cùng kỳ, công suất nhà máy Dung Quất giai đoạn 1 đạt 85%, giá bán tăng nhẹ 3%, và biên lợi nhuận gộp đạt 19,4%.

Theo BSC, trong năm 2025, Hòa Phát sẽ có cơ hội tiêu thụ tốt sản lượng từ dự án Dung Quất 2 nhờ vào ba lợi thế chủ chốt: chi phí sản xuất cạnh tranh, hệ thống phân phối rộng lớn, và chính sách thuế chống bán phá giá thép cuộn cán nóng (HRC) từ Trung Quốc.

'Bộ ba lợi thế' sẽ giúp Dung Quất 2 của Hòa Phát (HPG) không sợ 'ế' hàng trong năm 2025
BSC dự báo rằng, vào năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sẽ đạt doanh thu 176.701 tỷ đồng

>> Dồn lực cho ‘quả đấm thép’ 85.000 tỷ đồng, nợ vay Hòa Phát (HPG) chạm mức cao kỷ lục

BSC dẫn nguồn từ MySteel cho thấy, chi phí vận chuyển quặng sắt từ Úc, Brazil và than cốc từ Indonesia về Việt Nam và Trung Quốc gần như tương đương. Đây là hai nguyên liệu chiếm đến 27% và 37% tổng chi phí sản xuất của lò cao. Tuy nhiên, Việt Nam lại có lợi thế lớn nhờ chi phí thuê khu công nghiệp, nhân công rẻ hơn, và đặc biệt là chưa bị ràng buộc bởi các quy định môi trường khắt khe như Trung Quốc. Nhờ vậy, chi phí sản xuất thép của Hòa Phát được đánh giá là khá cạnh tranh so với thép Trung Quốc.

Dự án Dung Quất 2, với quy mô tăng thêm 60%, sẽ giúp Hòa Phát tiếp tục tiết giảm chi phí sản xuất – yếu tố then chốt để tối ưu hóa khả năng tiêu thụ sản lượng từ nhà máy mới này.

Về mặt hệ thống phân phối, Hòa Phát hiện chiếm khoảng 35-40% thị phần thép xây dựng và 50% thị phần HRC, mạng lưới đại lý lớn mạnh trong nước sẽ giúp công ty dễ dàng tiêu thụ sản phẩm hơn so với các đối thủ nội địa.

BSC cũng kỳ vọng Bộ Công Thương sẽ thông qua việc áp thuế chống bán phá giá đối với thép HRC từ Trung Quốc. Thị trường HRC của Việt Nam vẫn thiếu cung, nên chính sách này sẽ giúp Hòa Phát gia tăng thị phần. Theo BSC, nhu cầu HRC tại Việt Nam đạt khoảng 12-13 triệu tấn/năm, trong khi tổng công suất hiện tại của Hòa Phát và Formosa chỉ đạt 9 triệu tấn/năm – tức thị trường còn thiếu từ 3-4 triệu tấn.

Về rủi ro, BSC lưu ý rằng tỷ suất lợi nhuận của Dung Quất 2 sẽ chịu ảnh hưởng bởi giá thép và nguyên vật liệu đầu vào. Hiện tại, tỷ lệ chi phí biến đổi/doanh thu của các nhà máy thuộc Hòa Phát dao động quanh mức 81,5%. Nếu giá thép tiếp tục xu hướng như nửa đầu năm 2024, BSC ước tính biên lợi nhuận gộp của nhà máy này sẽ ở mức 10-12%.

>> Liên kết với Hòa Phát (HPG), ‘ông lớn’ điện máy Việt chuẩn bị xâm nhập thị trường máy lọc nước

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật