spot_img
29 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpBộ GTVT chỉ ra thách thức lớn nhất khi triển khai đường...

Bộ GTVT chỉ ra thách thức lớn nhất khi triển khai đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Giữa những hoài nghi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy đã đưa ra những lý giải thuyết phục về khả năng thành công của dự án.

Việc Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề xuất lựa chọn đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với vận tốc 350 km/h, đang thu hút sự quan tâm lớn từ giới chuyên gia và người dân, đặc biệt về tính hiệu quả khi vận hành tàu.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết Bộ GTVT đã xác định rõ các thách thức khi triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Về câu hỏi liệu với tốc độ 350 km/h có thể vừa vận chuyển hàng hóa vừa vận tải hành khách hay không, Thứ trưởng Huy khẳng định “hoàn toàn khả thi”.

Thứ trưởng cũng lấy dẫn chứng từ kinh nghiệm quốc tế, như tuyến đường sắt tốc độ cao Stuttgart-Mannheim của Đức, dài 99km, với tốc độ thiết kế 300 km/h, chạy chung với tàu hàng tốc độ 120-160 km/h (tàu khách chạy ban ngày, tàu hàng chạy ban đêm).

Thứ trưởng Huy giải thích, khác với đường bộ, đường sắt có biểu đồ chạy tàu rõ ràng, không phải ga nào cũng dừng. Mỗi ga đều có dự báo nhu cầu hành khách, thay đổi theo khung giờ trong ngày và theo mùa, dựa vào đó để xây dựng biểu đồ chạy tàu, có thể chạy cách ga.

Bộ GTVT chỉ ra thách thức lớn nhất khi triển khai đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy

>> Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hơn 67 tỷ USD: Giá vé chính thức được hé lộ

Trước lo ngại rằng Việt Nam chưa có kinh nghiệm thực hiện những dự án quy mô lớn như vậy, Thứ trưởng Huy thẳng thắn: “Không phải chúng ta không có gì, mà chúng ta đã có đội ngũ có thể làm tất cả về kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao”.

Thứ trưởng Bộ GTVT đưa ra dẫn chứng về cầu dây văng như Mỹ Thuận 2, các nhà thầu Việt Nam đã thực hiện 100% từ thiết kế đến thi công.

Bên cạnh đó, với các công trình hầm qua núi, Việt Nam cũng có những doanh nghiệp hàng đầu như Sơn Hải, Sông Đà 10, và Đèo Cả đã tự chủ toàn phần.

“Về đoàn tàu, chúng ta đã nâng cấp toàn bộ các toa xe cũ thành các toa xe chất lượng cao, chạy tàu SE21/SE22 giữa TP.HCM – Đà Nẵng, thu hút được rất đông khách du lịch, thường xuyên cháy vé”, Thứ trưởng Huy chia sẻ.

Về lĩnh vực công nghệ cơ khí, Thứ trưởng Huy tự tin cho biết: “Chúng ta có 2 cơ sở công nghiệp đường sắt như nhà máy Xe lửa Dĩ An, nhà máy Xe lửa Gia Lâm phát triển từ thời Pháp, nay có đầy đủ máy móc, thiết bị, bao gồm các móc thiết bị hiện đại như máy cắt công nghệ cao”.

Khi đề cập đến các rào cản của dự án, Thứ trưởng Huy cho rằng áp lực lớn nhất vẫn là công tác giải phóng mặt bằng, đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến tiến độ.

>> Bộ Chính trị nói gì về siêu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trị giá hơn 70 tỷ USD?

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật