spot_img
27 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpChi hàng trăm tỷ đầu tư chứng khoán, nhiều doanh nghiệp nếm...

Chi hàng trăm tỷ đầu tư chứng khoán, nhiều doanh nghiệp nếm 'trái đắng'

Bên cạnh việc đem tiền nhàn rỗi gửi ngân hàng, nhiều doanh nghiệp chọn kênh đầu tư chứng khoán với hy vọng sinh lời. Tuy nhiên, khi diễn biến thị trường không thuận lợi, nhiều doanh nghiệp phải "gánh' khoản lỗ hàng chục, hàng trăm tỷ đồng.

Nhiều quý liên tiếp, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã: VHC) phải “gồng lỗ” khoản đầu tư vào cổ phiếu DXS của Công ty cổ phần Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh.

Đến cuối quý III/2024, VHC đang đầu tư gần 162 tỷ đồng vào kinh doanh chứng khoán, giảm 11,6% so với thời điểm đầu năm và đang tạm lỗ gần 37 tỷ đồng. Trong đó, khoản trích lập dự phòng lớn nhất vào cổ phiếu DXS của Công ty Cổ phần Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh, lên tới 32 tỷ đồng, bằng 54% giá gốc.

Chi hàng trăm tỷ đầu tư chứng khoán, nhiều doanh nghiệp nếm 'trái đắng'- Ảnh 1.

Nguồn: VHC

Tại thời điểm 30/9/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (mã: NDN) đem hơn 38% tổng tài sản, tương đương 491 tỷ đồng đầu tư vào chứng khoán.

Trong đó, cổ phiếu của CTCP Vinhomes (mã: VHM) được đầu tư lớn nhất với hơn 160 tỷ đồng và CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã: HPG) gần 104 tỷ đồng. Đáng nói, Nhà Đà Nẵng phải trích lập dự phòng hơn 38 tỷ đồng, tương đương gần 8%.

Chi hàng trăm tỷ đầu tư chứng khoán, nhiều doanh nghiệp nếm 'trái đắng'- Ảnh 2.

Nguồn: NDN

Một doanh nghiệp bất động sản khác là Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm (mã: NTL) cũng dành hơn 150 tỷ đồng để đầu tư chứng khoán (tại ngày 30/9).

Tổng thể danh mục cổ phiếu mà NTL nắm giữ đang tạm lãi 10%. Trong đó, cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục là TCH với giá gốc gần 133 tỷ đồng và tăng 10%.

Chi hàng trăm tỷ đầu tư chứng khoán, nhiều doanh nghiệp nếm 'trái đắng'- Ảnh 3.

Nguồn: NTL

Tuy nhiên, NTL vẫn phải trích lập dự phòng giảm giá hơn 38% với khoản lỗ đầu tư cổ phiếu QCG của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai. Tuy nhiên, khoản nắm giữ khá nhỏ, chỉ khoảng 300 triệu đồng nên dù thua lỗ cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới giá trị danh mục.

Công ty cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (mã: TLH) từng là doanh nghiệp rót vốn mạnh vào cổ phiếu trong giai đoạn thị trường sốt nóng năm 2020-2021.

Thời gian gần đây, công ty điều chỉnh giảm mạnh tỷ trọng đầu tư. Tại cuối quý III/2024, TLH đầu tư hơn 31 tỷ đồng vào các cổ phiếu khác nhau, đều đang lỗ và phải trích lập dự phòng 3,6 tỷ đồng.

Trong đó, hai khoản đầu tư chính là cổ phiếu DGC của Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang và cổ phiếu VND của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect.

Ngay cả các công ty chứng khoán cũng khó tránh khỏi cảnh “gồng lỗ” cổ phiếu. Điển hình như Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect (mã VND) với giá trị cổ phiếu đầu tư có giá trị hơn 3.300 tỷ đồng tại cuối quý III/2024. Các mã chiếm tỷ trọng lớn nhất có VPB giá gốc hơn 448 tỷ đồng, đang lỗ 2%; HSG đầu tư 379 tỷ đồng, tạm lãi 16%; C4G 285 tỷ đồng, tạm lỗ 11%; LTG 115 tỷ đồng, tạm lỗ 55%…

Chi hàng trăm tỷ đầu tư chứng khoán, nhiều doanh nghiệp nếm 'trái đắng'- Ảnh 4.

Danh mục tài sản chính FVTPL của VND tại ngày 30/9/2024

Hay tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) với danh mục cổ phiếu niêm yết trong tài sản chính FVTPL tại ngày 30/9/2024 đạt hơn 3.500 tỷ đồng, tăng 560 tỷ đồng về quy mô so với đầu năm và tạm lãi 5%.

Trong đó, 4 mã có tỷ trọng lớn nhất là cổ phiếu VPB giá gốc gần 350 tỷ đồng (tạm lỗ 11%); FRT (201 tỷ đồng, tạm lãi 111%); MWG (141 tỷ đồng, tạm lãi 28%) và FPT (78 tỷ đồng, tạm lãi 72%).

Tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) của SHS có giá gốc 475 tỷ đồng, tương đương đầu năm, trong đó nắm giữ SHB hơn 275 tỷ đồng (tạm lãi 114%) và TCD (giá gốc 200 tỷ đồng, tạm lỗ 65%).

Hà Ly

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật