spot_img
28 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpChỉ vài ngày nữa, bến cảng gần 1.000 tỷ tại Hà Tĩnh...

Chỉ vài ngày nữa, bến cảng gần 1.000 tỷ tại Hà Tĩnh sẽ vận hành, sẵn sàng đón siêu tàu 50.000 tấn

Bến cảng này được triển khai từ năm 2015.

Ngày 28/4 tới, Bến số 3 thuộc cảng quốc tế Lào – Việt sẽ chính thức được đưa vào khai thác, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực phát triển hạ tầng cảng biển, thúc đẩy giao thương khu vực và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Lào.

Dự án do Công ty Cổ phần Cảng quốc tế Lào – Việt đầu tư, với tổng vốn gần 1.000 tỷ đồng. Được triển khai từ năm 2015, bến cảng có diện tích sử dụng 43.928m² đất và 42.000m² mặt nước, đủ khả năng tiếp nhận tàu chở hàng trọng tải tới 45.000DWT. Công suất khai thác dự kiến đạt 2,15 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Trước đó, Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã ban hành quyết định công bố mở Cầu cảng số 3, thuộc Bến cảng Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh), tạo cơ sở pháp lý cho việc vận hành và khai thác bến cảng.

Với chiều dài 225m, khi kết hợp với hai bến hiện hữu là bến số 1 và số 2, Bến số 3 tạo nên hệ thống cầu cảng liên hoàn dài 697m.

Tổ hợp này có khả năng tiếp nhận đồng thời 3 tàu trọng tải lớn từ 50.000-55.000 tấn, hoặc 6-7 tàu có trọng tải từ 3.000-4.000 tấn, góp phần tăng năng lực tiếp nhận và xử lý hàng hóa của toàn khu vực.

Chỉ vài ngày nữa, bến cảng gần 1.000 tỷ tại Hà Tĩnh sẽ vận hành, sẵn sàng đón siêu tàu 50.000 tấn
Bến cảng số 3 Lào – Việt sẽ khai thác vào cuối tháng 4

>> Formosa Hà Tĩnh mở đợt tuyển dụng lớn, tặng cả vàng để giữ chân người lao động

Việc đưa Bến số 3 vào hoạt động không chỉ góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng cảng biển, mà còn đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội khu vực Hà Tĩnh, nước bạn Lào và cả vùng Đông Bắc Thái Lan.

Đây là bước đi chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng cao, đồng thời tạo động lực thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác thương mại và logistics xuyên biên giới.

Đặc biệt, dự án là minh chứng cho sự hợp tác sâu sắc và hiệu quả giữa Chính phủ hai nước Việt Nam – Lào trong việc phát triển tổ hợp cảng Vũng Áng. Thông qua đó, nước bạn Lào từng bước hiện thực hóa mục tiêu có cảng biển riêng để hội nhập sâu hơn vào chuỗi logistics toàn cầu, mở rộng khả năng xuất nhập khẩu qua đường biển và nâng cao vị thế trong khu vực.

Việc đưa Bến số 3 vào khai thác không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, mà còn thể hiện sự gắn bó chiến lược giữa hai quốc gia láng giềng, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào.

>> Dự án bến cảng gần 1.600 tỷ đồng của Chủ tịch Trần Bá Dương vừa chính thức được gắn biển

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật