spot_img
21 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpChuyển 6 'ông lớn' có doanh thu hàng triệu tỷ từ Ủy...

Chuyển 6 ‘ông lớn’ có doanh thu hàng triệu tỷ từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước về Bộ Công Thương

Bộ Công Thương sẽ đảm nhận chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đối với 6 tập đoàn và tổng công ty này.

Ngày 12/12, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, đề xuất phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy tại Bộ Công Thương.

Theo kế hoạch, Bộ Công Thương sẽ đảm nhận chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đối với 6 tập đoàn và tổng công ty lớn, hiện do Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước quản lý. Danh sách bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).

Dự kiến, việc tiếp nhận và hoàn thiện các thủ tục sẽ hoàn thành trước tháng 2/2025.

Chuyển 6 'ông lớn' có doanh thu hàng triệu tỷ từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước về Bộ Công Thương
Bộ Công Thương sẽ đảm nhận chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đối với 6 tập đoàn và tổng công ty.

Các tập đoàn này đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực kinh tế trọng yếu như năng lượng, dầu khí, khoáng sản,… với tổng doanh thu lên tới hàng triệu tỷ đồng trong năm 2023. Đáng chú ý nhất là PVN đạt doanh thu kỷ lục 942,8 nghìn tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch năm và chiếm 9,2% GDP cả nước. EVN ghi nhận doanh thu đạt 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm trước. Petrolimex đạt 273.979 tỷ đồng, trong khi Vinachem đóng góp trên 57.000 tỷ đồng.

Ngoài việc chuyển 6 Tập đoàn về Bộ Công Thương, tại phương án dự kiến, Bộ Công thương quyết định kết thúc hoạt động của các Ban Cán sự đảng, lập Đảng bộ Bộ Công thương trực thuộc Đảng bộ Chính phủ theo yêu cầu và kế hoạch của Bộ Chính trị.

Đồng thời sắp xếp các cơ cấu tổ chức các đơn vị thuộc Bộ như sau: Kết thúc mô hình tổ chức Tổng cục Quản lý thị trường. Thành lập Cục Quản lý giám sát thị trường nội địa trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy cơ quan Tổng cục Quản lý thị trường và Vụ Thị trường trong nước.

Chuyển 63 Cục Quản lý thị trường ở địa phương về UBND các tỉnh, thành phố và kiến nghị mô hình Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.

Hợp nhất Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và Cục Điều tiết điện lực, tên đơn vị mới sau sắp xếp dự kiến là Cục Điện lực. Hợp nhất Cục Công Thương địa phương, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Vụ Khoa học và Công nghệ, tên Cục mới sau sắp xếp dự kiến là Cục Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

Đối với đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức: Sáp nhập Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương vào Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương.

Thực hiện phương án nêu trên, số đầu mối trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương giảm 5 đơn vị (từ 28 đơn vị xuống còn 23 đơn vị), tức giảm 17,8% số đầu mối.

>>Chấm dứt hoạt động Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, số phận 19 tập đoàn, tổng công ty ra sao?

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật