spot_img
33 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpCó gần 210.000 tỷ đồng trái phiếu chậm thanh toán kể từ...

Có gần 210.000 tỷ đồng trái phiếu chậm thanh toán kể từ đầu năm

Trong 6 tháng cuối năm, đội ngũ phân tích của MBS ước tính có khoảng hơn 95.300 tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn.

Theo báo cáo thị trường trái phiếu của CTCP Chứng khoán MBS (Mã CK: MBS), tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chậm các nghĩa vụ thanh toán ước vào khoảng 209,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 21% dư nợ TPDN của toàn thị trường, trong đó nhóm ngành bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 68% giá trị chậm trả.

Từ ngày 1-18/7, MBS ước tính tổng giá trị TPDN phát hành thành công đạt hơn 11,3 nghìn tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ và giảm 82% so với tháng 6. Trong đó, đa số đợt phát hành đều đến từ các ngân hàng TMCP (chiếm hơn 96%). Các đợt phát hành đáng chú ý bao gồm: VietinBank (3 nghìn tỷ đồng, kỳ hạn 120 tháng, lãi suất 6,1%), SHB (2 nghìn tỷ đồng, kỳ hạn 36 tháng, lãi suất 6%) và HDBank (1 nghìn tỷ đồng, kỳ hạn 96 tháng, lãi suất 7,47%).

Lý giải về diễn biến này, MBS cho rằng các ngân hàng TMCP đồng loạt đẩy mạnh phát hành trái phiếu nhằm củng cố nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đạt 6% trong 6 tháng đầu năm và dự báo sẽ tiếp tục tăng lên 14% trong những tháng cuối năm.

Có gần 210.000 tỷ đồng trái phiếu chậm thanh toán kể từ đầu năm

Lũy kế từ đầu năm 2024, tổng giá trị TPDN phát hành đạt hơn 148,7 nghìn tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ. Lãi suất TPDN bình quân trong 7 tháng đầu năm ước khoảng 7,4%, thấp hơn so với mức trung bình 8,3% của năm 2023. Trong đó, nhóm ngân hàng mạnh tay phát hành trái phiếu nhất với giá trị 96,2 nghìn tỷ đồng, lãi suất bình quân gia quyền là 5,4%/năm, kỳ hạn bình quân 4 năm. Techcombank, ACB và MBBank là 3 doanh nghiệp đứng đầu với giá trị phát hành lần lượt là 17 nghìn tỷ đồng, 12,7 nghìn tỷ đồng và 8,9 nghìn tỷ đồng.

Nhóm bất động sản xếp thứ 2 với tổng giá trị phát hành đạt 32,6 nghìn tỷ đồng, lãi suất bình quân gia quyền ở mức 12%/năm, kỳ hạn bình quân là 2,7 năm.

Trong 6 tháng cuối năm, đội ngũ phân tích của MBS ước tính có khoảng hơn 95,3 nghìn tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn, trong đó chủ yếu đến từ nhóm bất động sản với giá trị đáo hạn lên đến hơn 61,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 65% tổng giá trị đáo hạn. Tiếp theo là ngành ngân hàng với tổng giá trị ước khoảng 14,3 nghìn tỷ đồng (chiếm 15% giá trị đáo hạn).

>>Hơn 156.500 tỷ đồng vừa được huy động qua kênh trái phiếu Chính phủ

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây