spot_img
30 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpCuộc đua siêu ứng dụng: BE tăng trưởng 60%, chi tiêu người...

Cuộc đua siêu ứng dụng: BE tăng trưởng 60%, chi tiêu người dùng tăng 30%

BE – siêu ứng dụng thuần Việt tích hợp 12 dịch vụ ghi nhận tăng trưởng 60% GMV năm 2024, với mức chi tiêu trung bình người dùng tăng 30%, tiếp nối chuỗi tăng trưởng quy mô kinh doanh liên tục lên tới 8 lần trong 3 năm sau đại dịch.

Tần suất dùng siêu ứng dụng tăng cao cho thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ đa dạng trong một ứng dụng duy nhất đang trở thành xu hướng tiêu dùng rất phổ biến tại đô thị Việt Nam, đồng thời cho thấy sức mua và tiêu dùng mạnh mẽ của nền kinh tế số, với dân số trẻ và tỷ lệ dùng internet gần bậc nhất khu vực.

Người Việt có thói quen sử dụng Siêu ứng dụng 5 lần/tuần để Gọi xe máy, Gọi giao đồ ăn và Mua sắm online

Theo định nghĩa của McKinsey (2022), siêu ứng dụng là nền tảng tích hợp nhiều dịch vụ hàng ngày – từ thanh toán, gọi xe đến mua sắm – trong một ứng dụng duy nhất, thu hút lượng lớn người dùng với tần suất sử dụng hằng ngày cao như mạng xã hội và có mức độ gắn bó sâu rộng với người dùng trên nhiều nhóm đối tượng khác nhau.

Tại Việt Nam, mô hình này phát triển mạnh nhờ khả năng giải quyết nhanh chóng các nhu cầu quen thuộc như thanh toán, đi lại, mua sắm, tính năng được thiết kế sát với thói quen người dùng bản địa, giá cả minh bạch phải chăng, chất lượng đồng đều và tối ưu hóa trải nghiệm trong những lĩnh vực thiết yếu như giao thông, mua sắm hay tài chính.

Theo khảo sát Thói quen sử dụng siêu ứng dụng tại Việt Nam (5/2025), trung bình người Việt sử dụng siêu ứng dụng 5 lần mỗi tuần. Trong đó, gọi xe máy (3,04 lần/tuần), giao đồ ăn (2.83 lần/tuần) và mua sắm online (2.21 lần/tuần) là 3 dịch vụ được sử dụng thường xuyên nhất và có mức chi tiêu cao nhất trên các siêu ứng dụng. Dịch vụ thanh toán điện tử được sử dụng thường xuyên với tần suất trung bình 3.09 lần/tuần nhờ sự kết hợp cùng với hầu hết các dịch vụ khác.

Theo đó, BE là top 3 siêu ứng dụng được sử dụng thường xuyên nhất, phổ biến với các dịch vụ gọi xe 2 bánh như gọi xe máy, giao hàng, giao đồ ăn. Mà trong đó, nhóm người trẻ từ 25-44 tuổi chi tiêu nhiều hơn ở hầu hết các dịch vụ, nhất là đặt đồ ăn.

Cuộc đua siêu ứng dụng: BE tăng trưởng 60%, chi tiêu người dùng tăng 30%- Ảnh 1.

Báo cáo nội bộ cho thấy siêu ứng dụng này sắp đạt điểm hoà vốn. Có thể thấy, doanh nghiệp nội địa này đã có công thức cạnh tranh và tăng trưởng đột phá và bền vững trong bối cảnh cạnh tranh cực kì khốc liệt với đối thủ toàn cầu.

Việc tập trung mở rộng dải dịch vụ theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc, cùng chiến lược thiết lập quan hệ đối tác, là yếu tố then chốt trong thành công của BE. Khởi đầu từ dịch vụ gọi xe – nhu cầu thiết yếu, tần suất cao – BE nhanh chóng mở rộng thành hệ sinh thái dịch vụ tiêu dùng đa dạng như giao đồ ăn, nạp điện thoại, thanh toán hóa đơn, đặt vé… Chiến lược này cũng tương đồng với các siêu ứng dụng toàn cầu áp dụng, giúp tăng mức độ gắn bó và giá trị vòng đời người dùng. Nhờ đó, BE ghi dấu ấn với tần suất sử dụng hàng ngày cao, tạo nền tảng lý tưởng để liên tục đầu tư vào công nghệ, mở rộng dịch vụ và xây dựng mối quan hệ bền chặt với người dùng.

Cuộc đua siêu ứng dụng: BE tăng trưởng 60%, chi tiêu người dùng tăng 30%- Ảnh 2.

Siêu ứng dụng thuần Việt tạo tác động kép, thúc đẩy kinh tế số Việt Nam

Theo báo cáo mới nhất từ Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), các mô hình kinh doanh nền tảng như BE đang đóng góp gần 10% GDP Việt Nam. BE cũng là siêu ứng dụng thuần Việt có mặt 2 lần liên tiếp trong Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam (2022 – 2023), thể hiện vai trò nổi bật trong việc thúc đẩy tiêu dùng số và phát triển hệ sinh thái kinh tế số nội địa.

Từ phía người dùng, khảo sát mới đây chỉ ra hai lý do hàng đầu khiến người dùng lựa chọn sử dụng siêu ứng dụng như BE: Tiết kiệm chi phí nhờ giá rẻ, nhiều ưu đãi và mã giảm giá; và tiết kiệm thời gian nhờ thao tác nhanh, tiện lợi. Điều này có được nhờ chiến lược kinh doanh bài bản của BE khi đầu tư vào việc cung cấp dịch vụ ở mức giá phải chăng, được lòng khách hàng, đồng thời liên tục cải tiến công nghệ, sản phẩm nhằm tối ưu chi phí, tăng tần suất sử dụng của khách hàng và tiến tới có lãi, tái đầu tư công nghệ.

Tính đến hết năm 2024, số lượng tài xế của BE tăng 30% so với cùng kỳ năm trước, chạm mốc 500.000 tài xế trên toàn nền tảng. 70% tài xế xem việc chạy BE là nguồn thu nhập chính, trong đó có nhiều đối tác đã gắn bó hơn 2 năm. Đồng thời, dịch vụ beGiúpviệc – mô hình giúp việc theo giờ vừa ra mắt – cũng ghi nhận hàng nghìn lao động nữ đăng ký làm đối tác, với mô hình làm việc minh bạch, chủ động giờ giấc và an toàn hơn, giúp cho lao động nữ không chỉ có thu nhập mà còn có thể sắp xếp thời gian chăm sóc gia đình linh hoạt.

Là siêu ứng dụng thuần Việt chiếm thị phần hàng đầu, Be Group là nền tảng duy nhất có mô hình kết nối vận hành trực tiếp với hàng trăm nghìn lao động phổ thông (tài xế, giúp việc dọn nhà) cũng như hàng trăm nghìn hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ để giúp tạo ra doanh thu, thu nhập và dùng công nghệ quản lý chất lượng dịch vụ. Nhờ đó, BE gián tiếp tạo ra những tác động mạnh mẽ trong việc chuyển đổi số, kinh tế số đối với tầng lớp lao động phổ thông vốn rất cần sự hỗ trợ về đào tạo, công nghệ. (Theo báo cáo về mức độ hoà nhập kinh tế số bởi Diễn đàn kinh tế thế giới).

“Sở dĩ BE có thể xây dựng chiến lược bài bản và liên tục mở rộng hệ sinh thái là nhờ ba nền tảng cốt lõi: làm chủ công nghệ lõi, đa dạng hóa hệ sinh thái, tập trung xây dựng dải dịch vụ mang lại giá trị bền vững cho cả doanh nghiệp và xã hội.”, Đại diện Be Group chia sẻ về nền tảng đằng sau thành công của doanh nghiệp.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật