spot_img
11 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpĐằng sau tàu dịch vụ điện gió hiện đại bậc nhất do...

Đằng sau tàu dịch vụ điện gió hiện đại bậc nhất do Việt Nam sản xuất: Hơn 1.000 công nhân có đủ việc làm đến năm 2028, là 1 trong 7 công ty con của SBIC tiến hành thủ tục phá sản

Năm 2023, công ty thi công 20 sản phẩm, bàn giao 17 sản phẩm, giá trị sản xuất của công ty đạt hơn 678 tỷ đồng, vượt kế hoạch hơn 62%; doanh thu thuần đạt hơn 731 tỷ đồng, vượt 74% kế hoạch.
Đằng sau tàu dịch vụ điện gió hiện đại bậc nhất do Việt Nam sản xuất: Hơn 1.000 công nhân có đủ việc làm đến năm 2028, là 1 trong 7 công ty con của SBIC tiến hành thủ tục phá sản- Ảnh 1.

Tàu dịch vụ điện gió CSOV 8720 – YN552206 (Ảnh: SBIC)

Ngày 18/12/2024, Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long đã tổ chức Lễ hạ thuỷ tàu dịch vụ điện gió CSOV 8720 – YN552206 mang tên Windcat Amsterdam.

Tàu dịch vụ điện gió CSOV là loại tàu dịch vụ hỗ trợ ngành công nghiệp điện gió xa bờ. Tàu dài hơn 88m, rộng 19,7m, mớn nước thiết kế 5,3m, tải trọng xấp xỉ 6.700 GT. Tàu dịch vụ điện gió này là dòng tàu với hệ thống phức tạp, đòi hỏi trình độ và kỹ năng cao trong thi công.

Đằng sau tàu dịch vụ điện gió hiện đại bậc nhất do Việt Nam sản xuất: Hơn 1.000 công nhân có đủ việc làm đến năm 2028, là 1 trong 7 công ty con của SBIC tiến hành thủ tục phá sản- Ảnh 2.

Ảnh: SBIC

Đây là tàu thứ 2 được hạ thủy trong số 14 tàu dịch vụ điện gió (trị giá mỗi tàu 250 tỷ đồng) mà Công ty ký hợp đồng với Tập đoàn Damen (Hà Lan). Tàu đầu tiên đã được hạ thủy vào tháng 10/2024.

Trong đó, 8 tàu dịch vụ điện gió CSOV Đóng tàu Hạ Long đã ký với Tập đoàn Damen – Hà Lan vào năm 2022 và năm 2023. Đến tháng 7/2024, công ty tiếp tục ký kết đóng mới 6 tàu dịch vụ điện gió với Tập đoàn Damen.

Seri tàu điện gió này áp dụng quy phạm phân khoang chặt chẽ: Khoang kín nước được chia làm 5 khoang, mỗi khoang theo tầng, có cửa trượt kín nước hoạt động theo hệ thống điện thủy lực rất hiện đại, đạt cấp độ tiêu chuẩn mới của châu Âu. Đặc biệt, hệ thống khí thải của máy áp dụng tiêu chuẩn cao nhất của châu Âu là Euro 5; khí thải phải qua rất nhiều hệ thống lọc mới được thải ra môi trường.

Đằng sau tàu dịch vụ điện gió hiện đại bậc nhất do Việt Nam sản xuất: Hơn 1.000 công nhân có đủ việc làm đến năm 2028, là 1 trong 7 công ty con của SBIC tiến hành thủ tục phá sản- Ảnh 3.

Ảnh: SBIC

Theo Báo Quảng Ninh, cùng với các hợp đồng đóng tàu dịch vụ điện gió,  Đóng tàu Hạ Long xúc tiến đàm phán ký hợp đồng đóng mới 2 tàu chở khách du lịch xuất khẩu 120M-03, 120M-04, với giá trị mỗi tàu khoảng 130 tỷ đồng; đàm phán hợp đồng các tàu chở khách du lịch, tàu chở dầu 4000T-8000T.

Dự kiến, giai đoạn 2024-2026, Công ty thi công đóng mới 20 tàu, trong đó 1 tàu 24.500T, 2 tàu hàng 45.000T, 8 tàu dịch vụ điện gió, 2 tàu du thuyền 120m, 6 sản phẩm khác. Những hợp đồng này sẽ đảm bảo trong năm 2024, giá trị sản xuất của Công ty đạt trên 727 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Công ty Đóng tàu Hạ Long, cho biết: Thay vì đóng những con tàu nhỏ, giờ đây, công ty đã hạ thủy thành công nhiều con tàu lớn lên đến vài chục nghìn tấn. Với đơn hàng của Damen, cũng như các hợp đồng đã ký với các khách hàng trong, ngoài nước, Công ty có đủ việc làm đến năm 2028 cho hơn 1.000 công nhân.

Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long nằm trong danh sách 7 công ty con của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) tiến hành các thủ tục phá sản.

Báo Pháp luật Việt Nam cho biết, Bộ GTVT đã làm việc với một số công ty con của SBIC và xác định việc phá sản trong trường hợp này là bán doanh nghiệp cho một chủ sở hữu mới, có thể là Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước hoặc các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, nhà đầu tư nước ngoài…

Chủ mới khi trúng đấu giá sẽ không phải gánh các khoản nợ cũ nên sẽ thuận lợi và chủ động hơn trong sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp này.

Cuối năm 2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về kế hoạch tổ chức thực hiện thông báo kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương xử lý Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC).

Theo đó, Chính phủ quyết nghị thông qua kế hoạch tổ chức thực hiện chủ trương xử lý đối với SBIC theo thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng về kết luận của Bộ Chính trị trong việc xử lý với doanh nghiệp này. Việc xử lý theo hướng phá sản đối với công ty mẹ – SBIC và 7 công ty con (bao gồm các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đóng tàu: Hạ Long, Phà Rừng, Bạch Đằng, Thịnh Long, Cam Ranh; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn) và thu hồi phần vốn của công ty mẹ – SBIC tại Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm.

Chính phủ yêu cầu khẩn trương rà soát, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo quy định pháp luật để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Thời gian thực hiện dự kiến từ quý I/2024.

Nhà máy Đóng tàu Hạ Long thành lập năm 1976. Năm 2007, Nhà máy Đóng tàu Hạ Long chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con và đổi tên thành Công ty TNHH nhà nước MTV đóng tàu Hạ Long với 7 đơn vị thành viên.

Theo thông tin trên website chính thức của doanh nghiệp này thì công ty có đội ngũ cán bộ và công nhân với tay nghề và trình độ được đào tạo ở các nước có nền đóng tàu tiên tiến như Ba lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đan mạch, Nhật Bản. Bên cạnh đó, với lực lượng lao động trẻ chiếm 65%.

Trong những năm vừa qua, công ty đã rất thành công trong việc thi công và bàn giao các sản phẩm tàu Container từ 1016 TEU đến 1800 TEU, tàu bách hóa 12.500 tấn cho các chủ tàu trong nước, tàu chở gỗ 8.700 tấn cho chủ tàu Nhật Bản và đặc biệt là sê ri tàu chở hàng rời 53.000 tấn cho chủ tàu Anh Quốc và hai tàu chở ô tô 4900 xe cho chủ tàu Israel…

Đằng sau tàu dịch vụ điện gió hiện đại bậc nhất do Việt Nam sản xuất: Hơn 1.000 công nhân có đủ việc làm đến năm 2028, là 1 trong 7 công ty con của SBIC tiến hành thủ tục phá sản- Ảnh 4.

Toàn cảnh công ty nhìn từ biển (Ảnh: SBIC Hạ Long)

Theo Báo Giao thông, ngày 22/2/2024, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang làm việc với các doanh nghiệp đóng tàu thuộc SBIC về triển khai nhiệm vụ SXKD và triển khai Nghị quyết 220 của Chính phủ về phá sản Công ty mẹ và 7 công ty con.

Tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long, ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng giám đốc cho biết, từ năm 2016 đến năm 2023 hoạt động SXKD chính là đóng mới và sửa chữa đều có lãi.

Năm 2023, công ty thi công 20 sản phẩm, bàn giao 17 sản phẩm, giá trị sản xuất của công ty đạt hơn 678 tỷ đồng, vượt kế hoạch hơn 62%; doanh thu thuần đạt hơn 731 tỷ đồng, vượt 74% kế hoạch. Thu nhập bình quân người lao động khoảng 13,5 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2023, kết quả SXKD của công ty gồm đóng mới và sửa chữa lãi hơn 28 tỷ đồng. Công ty chỉ còn khoản lỗ do chi phí tài chính phát sinh của các khoản nợ cũ chưa được tái cơ cấu và một phần khấu hao của các tài sản cố định chưa sử dụng hết công suất.

Ông Tuấn Anh cũng cho biết, từ năm 2014, công ty chưa được xử lý nợ giai đoạn 2. Hiện hàng tháng công ty vẫn phải thu xếp để trả nợ số tiền từ 3-5 tỷ đồng.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật