spot_img
26.8 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpĐầu tư dài hạn, không chọn lối đi tắt: CEO SIAM Thailand...

Đầu tư dài hạn, không chọn lối đi tắt: CEO SIAM Thailand định hình tương lai y học tái tạo tại Việt Nam

CEO Thái Hoàng Sơn khẳng định: “Tế bào gốc không thể là dịch vụ cao cấp cho số ít, mà phải là giải pháp y học khả thi về chi phí cho cộng đồng.”

Không chọn lối đi tắt hay thị trường ngách dễ tiếp cận, ông Thái Hoàng Sơn – CEO Bệnh viện Thẩm mỹ SIAM Thailand (trực thuộc Công ty TNHH Bệnh viện thẩm mỹ Thailand, số 369B Nguyễn Trãi, Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) – theo đuổi chiến lược dài hạn khi đầu tư vào Ngân hàng mô – tế bào gốc Vicells tại Việt Nam. Với định hướng chuẩn hóa toàn diện từ công nghệ, quy trình đến nhân sự theo tiêu chuẩn Nhật Bản, Vicells hướng đến thiết lập nền tảng y học tái tạo nghiêm túc, bài bản và có độ tin cậy cao.

Trải nghiệm thực tiễn chăm sóc người thân mắc bệnh ung thư và xuất thân từ gia đình có ba thế hệ làm nghề y đã khiến ông Sơn sớm nhận ra giới hạn của cả Đông y và Tây y trong việc điều trị gốc rễ bệnh lý. Chính điều đó thôi thúc ông tìm kiếm hướng đi mới – nơi y học tái tạo, đặc biệt là tế bào gốc, có thể mang lại những đột phá.

Sau khi đưa hệ thống thẩm mỹ SIAM Thailand vận hành ổn định tại Việt Nam, ông Sơn cùng các cộng sự bắt đầu hành trình tìm kiếm công nghệ tế bào gốc phù hợp với cơ địa người Việt. Nhật Bản – quốc gia tiên phong trong ứng dụng tế bào gốc iPS – đã được chọn không chỉ vì nền tảng công nghệ cao, mà còn vì triết lý y học gắn chặt với đạo đức, thể trạng Á Đông và khung pháp lý cho phép triển khai thực tế trên lâm sàng.

Đầu tư dài hạn, không chọn lối đi tắt: CEO SIAM Thailand định hình tương lai y học tái tạo tại Việt Nam- Ảnh 1.

Theo đánh giá của ông Thái Hoàng Sơn, y học tái tạo có tiềm năng ứng dụng lớn, giải quyết được nhiều vấn đề gốc rễ của bệnh lý mà cả Đông y lẫn Tây y còn gặp giới hạn.

“Chúng tôi đã làm việc trực tiếp với hơn 20 tổ chức và phòng nghiên cứu tại Nhật Bản, trước khi ký kết hợp tác với 5 Star Medical Club để đưa công nghệ tế bào gốc chuẩn Nhật về Việt Nam,” ông Sơn cho biết.

Một trong những mục tiêu quan trọng của Vicells là đưa công nghệ tế bào gốc trở nên khả thi về chi phí, thay vì chỉ dành cho giới thượng lưu. Theo ông Sơn, để làm được điều đó, Vicells cần nội địa hóa công nghệ, tối ưu quy trình và kiểm soát toàn bộ chuỗi giá trị. Và điều đó chỉ có thể đạt được khi có nền tảng phòng LAB đạt chuẩn ISO 5 – cấp độ sạch vốn chỉ thấy trong lĩnh vực vi mạch – cùng quy trình vận hành khép kín, chính xác đến từng thao tác.

“Làm tế bào gốc không thể theo kiểu chắp vá. Một sai lệch nhỏ trong quy trình cũng có thể làm hỏng cả hệ thống. Chúng tôi không chọn chuẩn Nhật hay ISO 5 để phô trương, mà vì muốn xây từ gốc – vững và bền,” ông nhấn mạnh.

Đầu tư dài hạn, không chọn lối đi tắt: CEO SIAM Thailand định hình tương lai y học tái tạo tại Việt Nam- Ảnh 2.

Vicells với nền tảng phòng LAB được thiết lập sẵn ở tiêu chuẩn ISO 5, đội ngũ nhân sự chuyên môn được đào tạo bài bản.

Không chỉ đầu tư hạ tầng, Vicells còn đặc biệt chú trọng đến đội ngũ chuyên môn. Trong đó, TS. Nguyễn Thị Kiều Oanh – chuyên gia có kinh nghiệm nghiên cứu nhiều năm tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ – đóng vai trò chủ chốt trong việc thiết lập quy trình tiếp nhận, phân lập, nuôi cấy và lưu trữ mô – tế bào. Nền tảng này giúp Vicells dễ dàng tiếp nhận chuyển giao công nghệ tế bào gốc và vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế.

Được Bộ Y tế cấp phép hoạt động từ tháng 1/2025, Vicells hiện là một trong số ít đơn vị tại Việt Nam có thể thực hiện đầy đủ các chức năng từ phân lập, nuôi cấy đến bảo quản mô và tế bào gốc trong điều kiện nghiêm ngặt. Điều này không chỉ khẳng định tính pháp lý và sự chuẩn chỉnh của mô hình, mà còn mở ra tiềm năng phát triển lâu dài trong ngành y học công nghệ cao.

Trong bối cảnh Việt Nam xác định y sinh học, tế bào và công nghệ di truyền là một trong những trụ cột chiến lược quốc gia, sự ra đời của Vicells không chỉ mang ý nghĩa tiên phong về mặt công nghệ, mà còn thể hiện một hướng tiếp cận bài bản, dài hạn và khả thi. Nếu được nhân rộng, đây có thể là một trong những mô hình mở đường để Việt Nam từng bước góp mặt trong chuỗi giá trị toàn cầu về y học tái tạo – không bằng con đường ngắn, mà bằng sự nghiêm túc và chỉn chu từ đầu.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật