spot_img
9 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpĐèo Cả đã cử các đoàn đi nghiên cứu tại Mỹ, Nhật...

Đèo Cả đã cử các đoàn đi nghiên cứu tại Mỹ, Nhật Bản để phát triển đường sắt cao tốc, metro ở Việt Nam

Các doanh nghiệp Việt hoàn toàn có đủ năng lực, trình độ và công nghệ để thi công dự án đường sắt tốc độ cao.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 67 tỷ USD, được xem là công trình hạ tầng giao thông lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam. Tuyến đường sắt này dài khoảng 1.541km và sẽ tạo ra khối lượng công việc khổng lồ cho các nhà thầu xây dựng hạ tầng giao thông trong nước.

Tuy nhiên, câu hỏi dự án này là cơ hội hay thách thức vẫn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và sự chuẩn bị của từng doanh nghiệp.

Nhận xét về vấn đề trên, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam, khẳng định các doanh nghiệp Việt hoàn toàn có đủ năng lực, trình độ và công nghệ để thi công dự án đường sắt tốc độ cao.

Đèo Cả đã cử các đoàn đi nghiên cứu tại Mỹ, Nhật Bản để phát triển đường sắt cao tốc, metro ở Việt Nam
Đèo Cả đã hợp tác với các trường đại học trong nước và thành lập Viện Đào tạo nghiên cứu Đèo Cả. Ảnh: nhaquanly.vn

>> Liên danh Đèo Cả trúng gói thầu hơn 3.900 tỷ đồng thi công cầu dây văng lớn thứ hai Việt Nam

Tuy vậy, ông cũng bày tỏ lo ngại về quy mô khổng lồ của dự án khi khối lượng xây lắp chiếm hơn 33 tỷ USD. Theo ông, Việt Nam chưa từng thực hiện một công trình hạ tầng nào có vốn và quy mô lớn như vậy, dự án này là một cuộc cách mạng, mang đến những thay đổi lớn đối với các nhà thầu xây dựng.

Ông Hiệp nhấn mạnh rằng dự án không quá khó về công nghệ nhưng lại có quy mô rất lớn, đòi hỏi các nhà thầu Việt Nam phải coi đây là một trận địa công nghệ mới, cần học hỏi và tiếp thu những kiến thức tiên tiến nhất để đáp ứng yêu cầu.

Là một trong những doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong việc thi công đường bộ cao tốc Bắc – Nam, ông Nguyễn Quang Huy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả, tin rằng các nhà thầu Việt có thể đảm nhận việc xây lắp cũng như các hợp phần khác của dự án.

Ông phân tích rằng sau năm 2025, khi các dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam hoàn thành, các nhà thầu giao thông sẽ tích lũy được nguồn lực đáng kể về thiết bị và nhân sự có kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu không bố trí được công việc tiếp theo thì đây sẽ là sự lãng phí lớn về nguồn lực.

Mặc dù vậy, ông Huy cũng nhấn mạnh việc các doanh nghiệp Việt Nam chưa từng thực hiện đường sắt tốc độ cao, do đó để tham gia dự án này, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhân lực, thiết bị, tài chính và đặc biệt là khả năng tiếp cận công nghệ mới. Để đáp ứng các yêu cầu khắt khe, Tập đoàn Đèo Cả đã hợp tác với các trường đại học trong nước và thành lập Viện Đào tạo nghiên cứu Đèo Cả để đào tạo đội ngũ lao động trong lĩnh vực xây dựng đường sắt và metro.

Đồng thời, doanh nghiệp này cũng đã tổ chức các đoàn đi nghiên cứu thực tiễn quá trình đào tạo ngành đường sắt, metro tại các quốc gia phát triển như Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… Mục tiêu của những chuyến nghiên cứu này là tiếp nhận công nghệ quản lý vận hành và các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, đồng thời tìm hiểu, nghiên cứu công nghệ và thiết bị phù hợp với điều kiện, nhu cầu của thị trường Việt Nam.

>> Chi tiết 5 ga hàng hoá trên tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam quy mô 67 tỷ USD

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật