spot_img
32 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpĐiểm khác biệt giúp Việt Nam dẫn đầu đà tăng trưởng kinh...

Điểm khác biệt giúp Việt Nam dẫn đầu đà tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á

Ngân hàng HSBC dự báo, từ năm 2024 đến 2029, quy mô kinh tế Việt Nam sẽ tăng thêm trung bình 40 tỷ USD mỗi năm.

Theo VnExpress, tại hội thảo Market Outlook 2024 diễn ra ngày 15/10, ông Frederic Neumann, chuyên gia kinh tế trưởng Khối Nghiên cứu Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương của Ngân hàng HSBC, đã đưa ra dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Ông dự đoán GDP của Việt Nam năm 2024 có thể đạt 7%, mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Theo ông Neumann, yếu tố quan trọng giúp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ấn tượng này chính là sự cởi mở trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Tuần trước, HSBC đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 6,5% lên 7%, mức dự báo lạc quan nhất so với các tổ chức quốc tế khác. Đây cũng là con số cao nhất trong khu vực Đông Nam Á mà HSBC đưa ra cho các nền kinh tế.

Điểm khác biệt giúp Việt Nam dẫn đầu đà tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á
Ảnh minh hoạ: Ông Frederic Neumann, chuyên gia của HSBC

>> Kinh tế số – Động lực cho tăng trưởng trong 30 năm tới

Trong 9 tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã đạt gần 25 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, vốn thực hiện ước đạt hơn 17,3 tỷ USD, tăng gần 9%.

Ông Frederic Neumann nhấn mạnh rằng FDI đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam. Ông nói: “Chính nhờ thu hút FDI hiệu quả mà Việt Nam trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất ASEAN trong năm nay và sẽ tiếp tục đà tăng trưởng vào năm 2025”.

Ông Neumann cũng khuyến nghị Việt Nam cần giữ vững sự cởi mở đối với đầu tư nước ngoài để tiếp tục khẳng định vị thế so với các quốc gia khác trong khu vực.

Ông nhận định rằng, một số quốc gia có thể đưa ra các ưu đãi tài chính lớn, nhưng điều đó không đảm bảo họ sẽ thắng trong cuộc đua thu hút đầu tư. Theo ông, ngoài các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam còn có lợi thế về nguồn lao động, hạ tầng logistics và kết nối điện tốt hơn.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng, Việt Nam nên cẩn thận trước tình trạng thu hút vốn FDI vượt quá khả năng hấp thụ của hệ thống hạ tầng. Trung Quốc là một ví dụ điển hình, quốc gia này đã chuyển hướng sang phát triển hạ tầng mạnh mẽ từ 20-25 năm trước, tạo nền tảng vững chắc để thu hút FDI bền vững. Việt Nam, theo ông, cũng đang ở giai đoạn tương tự, cần nâng cấp hạ tầng để tối ưu hóa lợi ích từ FDI.

Dù cởi mở đón nhận FDI, nhưng Việt Nam nên lựa chọn cẩn thận các lĩnh vực ưu tiên và cân nhắc yếu tố môi trường. Ông Neumann cho biết, FDI đang chảy mạnh vào Đông Nam Á và Nam Á, nhưng đừng quá lo lắng nếu một số dự án lớn chọn nước khác, quan trọng là việc Việt Nam cần tập trung vào các lĩnh vực cần ưu đãi, thu hút đầu tư.

HSBC dự báo GDP Việt Nam năm 2025 sẽ tăng 6,5%, tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á. Ngoài FDI, ông Neumann cho rằng tiêu dùng nội địa sẽ trở thành một trong những động lực chính của tăng trưởng.

Ngân hàng HSBC cũng dự báo, từ năm 2024 đến 2029, quy mô kinh tế Việt Nam sẽ tăng thêm trung bình 40 tỷ USD mỗi năm. Mức tăng này cao hơn Singapore và Malaysia, nhưng thấp hơn Philippines và Indonesia. Theo Tổng cục Thống kê, quy mô GDP của Việt Nam theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 430 tỷ USD.

>> Tỷ phú Trần Bá Dương: Việt Nam có thể sản xuất đến 40% linh kiện phụ tùng cho khối FDI

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật