spot_img
10 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpDoanh nghiệp nào sản xuất “Hổ mang chúa” SU-30MK2 vừa bay trên...

Doanh nghiệp nào sản xuất “Hổ mang chúa” SU-30MK2 vừa bay trên bầu trời Việt Nam?

Màn trình diễn trên không của các tiêm kích Su-30MK2 (mệnh danh là “Hổ mang chúa”) nhận được nhiều sự quan tâm và trông đợi của người dân tại sự kiện chào mừng Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Doanh nghiệp nào sản xuất “Hổ mang chúa” SU-30MK2 vừa bay trên bầu trời Việt Nam?- Ảnh 1.

Biên đội tiêm kích Su-30MK2 nhào lộn và thả bẫy mồi khiến mọi người đều trầm trồ. Ảnh: NK

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 chính thức khai mạc tại sân bay quân sự Gia Lâm, Hà Nội vào sáng 19/12. Sự kiện này thu hút đông đảo các đoàn khách trong nước và quốc tế tới tham dự.

Tại tại lễ khai mạc Triển lãm, nhiều người tỏ ra thích thú và trầm trồ khi được tận mắt chứng kiến các động tác trình diễn trên không của các tiêm kích Su-30MK2.

Doanh nghiệp nào sản xuất “Hổ mang chúa” SU-30MK2 vừa bay trên bầu trời Việt Nam?- Ảnh 2.

Thiếu tá Nguyễn Văn Hải là phi công trẻ nhất trong biên đội phi công Su-30MK2. Ảnh: QĐND

Các phi công của biên đội Su-30MK2 đều hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ bay chào mừng Triển lãm. Tất cả 7 chiếc “Hổ mang chúa” đã hạ cánh an toàn tại sân bay Kép, Bắc Giang.

SU-30MK2 hiện được coi là tiêm kích đa năng chủ lực của Không quân nhân dân Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia. Vậy, đâu là doanh nghiệp sản xuất ra loại máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới này?

Doanh nghiệp nào sản xuất Su-30MK2?

Doanh nghiệp nào sản xuất “Hổ mang chúa” SU-30MK2 vừa bay trên bầu trời Việt Nam?- Ảnh 3.

Những chiếc máy bay Su-30MK2 bay chào mừng tại Lễ khai mạc Triển lãm. Ảnh: QĐND

SU-30MK2 là tiêm kích đa năng hạng nặng do Tập đoàn Sukhoi của Nga sản xuất. Máy bay chiến đấu này nâng cấp lên từ tiêm kích SU-27, định danh theo NATO là “Flanker-C”. Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều quốc gia trang bị cho quân đội loại máy bay này, trong đó có thể kể đến Việt Nam, Indonesia, Venezuela…

SU-30 MK2 là một hệ thống vũ khí tiến công xung kích đường không nhiều mục đích. “Hổ mang chúa” được phát triển trên cơ sở các biến thể của máy bay tiêm kích Su-27, bao gồm các tổ hợp vũ khí có điều khiển chính xác và khí tài chiến đấu nhiều tính năng dùng để thực hiện nhiều loại hình nhiệm vụ chiến đấu khác nhau của lực lượng không quân chiến thuật.

Đáng chú ý, SU-30MK2 của Không quân nhân dân Việt Nam là một phiên bản đặc biệt, với những cải tiến phụ cho phù hợp với nhu cầu tác chiến trên biển nhiệt đới.

Theo hãng Interfax , Việt Nam đã đặt hàng tổng cộng hơn 30 chiếc Su-30MK2 từ Tập đoàn Sukhoi và Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Nga (Rosoboronexport). Trong đó, những chiếc Su-30MK2 của Việt Nam đều do nhà máy Komsomolsk-on-Amur Aircraft Production Association (KnAAPO) sản xuất.

Trong giai đoạn từ năm 2004 – 2016, Sukhoi và Rosoboronexport đã chuyển giao cho không quân Việt Nam toàn bộ số Su-30MK2 theo hợp đồng.

Sau hơn 10 năm đưa vào khai thác sử dụng, các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam bước vào giai đoạn đại tu để đảm bảo hệ số kỹ thuật của khí tài phục vụ nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Đặc biệt, việc làm chủ quy trình đại tu dòng tiêm kích hiện đại này được xem là bước đột phá mang tính chiến lược của Nhà máy A32 nói riêng và Quân chủng nói chung, từ đó góp phần tiết kiệm đáng kể ngân sách cho Nhà nước và Quân đội.

Doanh nghiệp nào sản xuất “Hổ mang chúa” SU-30MK2 vừa bay trên bầu trời Việt Nam?- Ảnh 4.

Đây là chiếc Su-30MK2 đầu tiên của Việt Nam được Nhà máy A-32, Quân chủng Phòng không – Không quân tiến hành đại tu bằng công nghệ trong nước. Ảnh: HM

Sukhoi, được coi là nhà thầu quốc phòng hàng đầu nước Nga, với những thành tựu rực rỡ trong suốt chiều dài lịch sử, thể hiện qua những máy bay huyền thoại trong quân đội Nga.

Tập đoàn Sukhoi được đặt theo tên kỹ sư lãnh đạo đầu tiên của hãng Pavel Sukhoi. Tập đoàn này được thành lập năm 1939, với nhiệm vụ sản xuất hàng loạt máy bay ném bom hạng nhẹ Su-2. Ông Sukhoi là một kỹ sư máy bay giàu kinh nghiệm. Ông cũng từng hợp tác với một trong những huyền thoại khác của ngành hàng không quân sự Liên Xô, đó là Andrei Tupolev.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật