spot_img
29 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpĐược hậu thuẫn bởi ông lớn bán lẻ Hàn Quốc và Tập...

Được hậu thuẫn bởi ông lớn bán lẻ Hàn Quốc và Tập đoàn Sơn Kim, chuỗi cửa hàng GS25 vẫn đang lỗ hàng trăm tỷ đồng

GS25 đặt mục tiêu đạt 2.500 cửa hàng tại Việt Nam trong vòng 10 năm thông qua hình thức nhượng quyền.

GS25, chuỗi cửa hàng tiện lợi đến từ Hàn Quốc, đang tiếp tục mở rộng mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam. Dù chỉ mới hoạt động từ năm 2018, GS25 đã trở thành một cái tên quen thuộc, đặc biệt tại TP.HCM và các tỉnh lân cận. Đến tháng 6/2024, GS25 đã khai trương cửa hàng thứ 300, đánh dấu một bước tiến mới khi cửa hàng này có quy mô lớn hơn hẳn các cửa hàng trước đó.

Trong khi các cửa hàng tiện lợi của GS25 thường có diện tích nhỏ dưới 100m2, chủ yếu phục vụ mang đi, thì cửa hàng thứ 300 mà GS25 mới khai trương rộng tới 392m2, với thiết kế 2 tầng và nhiều tiện ích như quầy tự phục vụ, kệ sách truyện, và khu vực ngồi rộng rãi cho khách hàng. Đây cũng là cửa hàng đầu tiên được hợp tác cùng Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc trong dự án xuất khẩu K-food, bao gồm quầy bánh mì xoắn và quầy nước mang thương hiệu GS25.Vị trí cửa hàng tại mặt tiền đường Điện Biên Phủ, gần khu vực có nhiều trường đại học lớn của TP. HCM.

Dù có sự phát triển nhanh chóng về số lượng cửa hàng và doanh thu, GS25 vẫn đang đối mặt với thách thức lớn về tài chính. Theo báo cáo tài chính, dù doanh thu của GS25 đã đạt hơn 1.500 tỷ đồng vào năm 2023, tăng trưởng 23% so với năm trước, chuỗi cửa hàng này vẫn ghi nhận mức lỗ lên tới 100 tỷ đồng trong cùng năm. Từ năm 2021 đến 2023, GS25 liên tục thua lỗ, với mức lỗ tăng dần qua các năm: 153,5 tỷ đồng (2021), 167 tỷ đồng (2022), và 100 tỷ đồng (2023).

Đặc biệt, trong năm 2022, mỗi ngày GS25 lỗ tới nửa tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu của GS25 Việt Nam đã giảm hơn 41%, trong khi hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng từ 0,42 lên 2,13 do doanh nghiệp phát hành trái phiếu để duy trì hoạt động.

Được hậu thuẫn bởi ông lớn bán lẻ Hàn Quốc và Tập đoàn Sơn Kim, chuỗi cửa hàng GS25 vẫn đang lỗ hàng trăm tỷ đồng
Lợi nhuận sau thuế của các chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam
Biểu đồ: Vietdata

>> GS25 ‘chơi trội’ mở cửa hàng đặc biệt 400m2: Phả sức nóng cạnh tranh lên Circle K

GS25 là thương hiệu của tập đoàn GS Retail Hàn Quốc, đây là chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất tại xứ sở Kim Chi, chiếm hơn 30% thị trường bán lẻ tại quốc gia này. Thương hiệu này liên kết với tập đoàn Sơn Kim của Việt Nam khai trương cửa hàng GS25 đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2018.

Liên doanh giữa hai tập đoàn này giúp GS25 có thêm nguồn lực và kinh nghiệm để vận hành chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam. Theo thỏa thuận, GS Retail nắm 30% cổ phần, trong khi Sơn Kim nắm giữ 70%. Sơn Kim chịu trách nhiệm vận hành và quản lý chuỗi, trong khi GS Retail cung cấp quyền sử dụng nhãn hiệu và kinh nghiệm quản lý.

Với sự hậu thuẫn từ hai tập đoàn lớn này, GS25 có tiềm năng để tiếp tục mở rộng, nhưng thách thức tài chính vẫn là vấn đề lớn khi hầu hết các chuỗi bán lẻ lớn trên thị trường Việt Nam đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận.

Dù đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính, GS25 vẫn có kế hoạch mở rộng mạnh mẽ với mục tiêu đạt 2.500 cửa hàng trong vòng 10 năm thông qua hình thức nhượng quyền. Việc chuyển đổi từ mô hình cửa hàng nhỏ sang các cửa hàng quy mô lớn có thể giúp GS25 nâng cao trải nghiệm khách hàng và gia tăng doanh thu.

Tuy nhiên, để thành công trong “cuộc chơi đốt tiền” này, GS25 cần cải thiện hiệu quả vận hành, tối ưu hóa chi phí và tiếp tục đẩy mạnh các chiến lược phát triển phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.

Sự hiện diện mạnh mẽ của GS25 tại Việt Nam không chỉ đánh dấu bước tiến của một thương hiệu ngoại quốc, mà còn phản ánh sự cạnh tranh lớn trong thị trường bán lẻ Việt Nam, nơi các thương hiệu như Circle K, Family Mart và 7-Eleven đang cùng tìm kiếm thị phần.

Theo Vietdata, mặc dù chỉ chiếm 0,3% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa nhưng mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi chứng kiến đà phát triển mạnh, với tốc độ tăng trưởng CAGR giai đoạn 2020-2022 đạt hơn 18%.

Tiềm năng tăng trưởng của thị trường này được đánh giá còn rất lớn nhờ vào một số đặc tính về cơ cấu dân số, tốc độ đô thị hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu, và sự phát triển của ngành du lịch. Tuy nhiên, áp đảo thị trường vẫn là các chuỗi bán lẻ tiện lợi ngoại quốc. Sở hữu tiềm lực tài chính mạnh mẽ, kinh nghiệm quản lý dày dặn và chiến lược marketing rầm rộ, các “ông lớn” này đang dần chiếm lĩnh thị phần, khiến cho “miếng bánh” thị trường bán lẻ tiện lợi Việt Nam ngày càng thu hẹp đối với các doanh nghiệp nội địa.

>> Sân chơi mới ngành bán lẻ: Cuộc chiến ‘sân nhà’ trước sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ quốc tế

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật