spot_img
29 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh Nghiệp'Gã khổng lồ' công nghệ Việt Nam xoay chuyển chiến lược, kỳ...

‘Gã khổng lồ’ công nghệ Việt Nam xoay chuyển chiến lược, kỳ vọng thắng lớn ở thị trường quốc tế

Doanh nghiệp này cho biết, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư công nghệ thông tin trong 5 năm tới sẽ tăng trưởng từ 18% đến 20% mỗi năm.

Theo thông tin mới đây từ Chứng khoán SSI (SSI), Tập đoàn FPT (FPT) đã đánh giá “khá tích cực” về triển vọng phát triển mảng công nghệ thông tin ở thị trường quốc tế, với dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt khoảng 27% trong giai đoạn 2025-2030. Trong số đó, Nhật Bản được dự báo sẽ là thị trường nổi bật nhất.

FPT cho biết, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư công nghệ thông tin trong 5 năm tới sẽ tăng trưởng từ 18% đến 20% mỗi năm. Song song với đó, doanh thu trên mỗi nhân viên cũng sẽ tăng nhờ ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) vào công việc, và FPT kỳ vọng sẽ ký kết được nhiều hợp đồng lớn hơn.

Trước đây, FPT chủ yếu cung cấp dịch vụ dựa trên yêu cầu của khách hàng, nhưng hiện tại, tập đoàn đang dần chuyển hướng sang chủ động xác định vấn đề của khách hàng và đề xuất các giải pháp toàn diện, FPT thông tin thêm.

Về chiến lược dài hạn, tập đoàn đặt mục tiêu cải thiện năng lực công nghệ, cung cấp các dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn thay vì cạnh tranh bằng giá như trước đây, đặc biệt là với các đối thủ đến từ Trung Quốc và Ấn Độ.

'Gã khổng lồ' công nghệ Việt Nam xoay chuyển chiến lược, kỳ vọng thắng lớn ở thị trường quốc tế
FPT dự báo CAGR sẽ đạt khoảng 27% trong giai đoạn 2025-2030 đối với thị trường quốc tế

>> VinFast giảm giá hơn nửa tỷ đồng cho nhân viên FPT và người nhà khi mua xe

Tại thị trường trọng điểm Nhật Bản, nhu cầu đầu tư công nghệ thông tin của các doanh nghiệp đang gia tăng mạnh, trong khi sự hiện diện của các công ty công nghệ thông tin Ấn Độ lại tương đối hạn chế. Hơn nữa, khách hàng Nhật Bản ngày càng có xu hướng đa dạng hóa đối tác, không còn phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp từ Trung Quốc như trước.

Mặc dù thị phần của FPT tại Nhật Bản hiện vẫn ở mức khá thấp (khoảng 1% theo báo cáo của SSI), nhưng điều này lại mở ra cơ hội tăng trưởng lớn. Đặc biệt, trong môi trường kinh doanh tại Nhật Bản, các đơn hàng mới thường phụ thuộc vào sự hài lòng và chất lượng dịch vụ mà đối tác đã thể hiện trong quá khứ.

Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC, ngoại trừ Nhật Bản), FPT cũng nhìn nhận triển vọng tăng trưởng chi tiêu công nghệ thông tin là “mạnh mẽ”, nhờ dân số trẻ và sự phát triển trong các lĩnh vực như tài chính, logistics và bán lẻ.

Đối với thị trường châu Âu, doanh thu của FPT đã tăng trưởng ấn tượng 54% trong nửa đầu năm 2024, một phần do được hưởng lợi từ thương vụ mua lại công ty tư vấn công nghệ AOSIS (Pháp) vào năm ngoái.

FPT cũng đang tái cấu trúc đội ngũ bán hàng tại châu Âu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đồng thời mở thêm văn phòng đại diện mới để hỗ trợ chiến lược này.

Về thị trường nội địa, FPT hiện giữ quan điểm “thận trọng” dựa trên kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm, trong bối cảnh biên lợi nhuận suy giảm.

FPT đang đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu kép hàng năm tại Nhật Bản đạt 30% trong giai đoạn 2026-2030; tại APAC là 25% trong cùng giai đoạn; tại châu Âu là 20-25%, và tại châu Mỹ là 27%.

Được biết, với giá trị thương hiệu xấp xỉ 1 tỷ USD, FPT được vinh danh là Top 5 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, Top 10 công ty gia tăng giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam, Top 12 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.

>> Loạt sếp lớn FPT vừa được nhận hơn trăm tỷ đồng từ ESOP

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật