spot_img
17 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpGrab giữa ‘muôn trùng vây’: Sức ép từ hệ sinh thái Xanh...

Grab giữa ‘muôn trùng vây’: Sức ép từ hệ sinh thái Xanh SM – Vingroup ở thị trường Việt Nam và một lợi thế quá lớn Grab không thể có được

Sau khi Baemin và GoJek lần lượt rời thị trường Việt Nam, đối thủ chính của Grab ở thị trường Việt Nam chính là Be Group, nếu tính riêng mảng gọi xe thì có thêm Xanh SM và gọi thức ăn thì có ShopeeFood. Năm 2023, Xanh SM từng công bố việc đầu tư trực tiếp vào Be Group. Vậy nên, dường như đối thủ lớn nhất của Grab tại Việt Nam là công ty mẹ của Xanh SM – Vingroup.

Sau hơn một thập kỷ gian khổ chiến đấu, Grab vẫn đang trụ vững trên ngôi vương ở lĩnh vực của mình trong khu vực Đông Nam Á. Theo đó, họ đang chiếm thị phần nhiều nhất ở cả hai mảng gọi xe – gọi thức ăn ở những thị trường lớn như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Phillippines và Việt Nam. Nhờ thế, họ đã thành công debut ở sàn NASDAQ trong năm 2021.

Grab giữa ‘muôn trùng vây’: Sức ép từ hệ sinh thái Xanh SM - Vingroup ở thị trường Việt Nam và một lợi thế quá lớn Grab không thể có được- Ảnh 1.

Vị thế của các nền tảng gọi thức ăn ở các thị trường lớn trong khu vực Đông Nam Á năm 2023.

Cụ thể hơn, theo Momentum Works, nếu chỉ tính ở khía cạnh Tổng giá trị hàng hóa (GMV) trong mảng gọi thức ăn, thì Grab đang chiếm 55% thị phần ở Đông Nam Á trong năm 2023. 3 thị trường mà họ chiếm ưu thế tuyệt đối chính là Phillippines với 61%, Malaysia – 65% và Singapore là 63%.

Trong khi Grab tăng trưởng 6,8% so với cùng kỳ năm 2022, thì 2 đối thủ chính là Foodpanda và Gojek lần lượt giảm 12,9% và 10%. Việt Nam là thị trường dẫn dắt sự tăng trưởng này của Grab với 28%, trong khi các thị trường lớn còn lại tốc độ tăng trưởng không có gì nổi bật.

3 thị trường khó khăn nhất của Grab chắc chắn là Thái Lan – Việt Nam và Indonesia.

Tại Thái lan, Grab bị cạnh tranh dữ dội ở cả mảng gọi xe lẫn thức ăn. Theo một báo cáo của Redseer Strategy Consultant, sau nửa năm đầu 2024, ở thị trường Thái Lan, dẫn đầu thị phần là Line Man’s với 44%, tiếp theo là Grab – 40%, ShopeeFood – 10%…; tuy nhiên Grab Thái Lan lại không thừa nhận từng chia sẻ con số gì cho Redseer Strategy Consultant.

Grab giữa ‘muôn trùng vây’: Sức ép từ hệ sinh thái Xanh SM - Vingroup ở thị trường Việt Nam và một lợi thế quá lớn Grab không thể có được- Ảnh 2.

Bọlt đang hoạt động rất tích cực ở thị trường Thái Lan.

Ở mảng gọi xe, sau khi Gojek quyết định rời thị trường Thái Lan và bán lại cho AirAsia Ride, những tưởng Grab sẽ bớt đi một đối thủ đáng gờm thì lại đối mặt với sự lớn mạnh không ngừng của Bọlt và inDrive. Hầu hết những app gọi xe trên thế giới, khi muốn vào khu vực Đông Nam Á đều chọn ‘cửa ngỏ’ Thái.

Hãng công nghệ inDrive đến từ vùng Siberia vào Thái Lan năm 2019 và đang ngày càng phổ biến. inDrive cũng đã mở rộng thị trường lên 40 quốc gia. Theo Bangkok Post, Bọlt đến từ Estonia đang có kế hoạch đổ 400 triệu baht trong năm 2025 – 2026 nhằm chiếm lĩnh thị trường Thái Lan. Bọlt vào Thái Lan từ năm 2020 và hiện đang được giới trẻ ở đây đặc biệt ưa chuộng. Bọlt cũng tiết lộ là họ đã vào Malaysia từ năm 2024 và sẽ đến Việt Nam – Phillippines vào 2025.

Grab giữa ‘muôn trùng vây’: Sức ép từ hệ sinh thái Xanh SM - Vingroup ở thị trường Việt Nam và một lợi thế quá lớn Grab không thể có được- Ảnh 3.

Một bảng tính sơ bộ về sự hiện diện của các tay chơi trong mảng gọi xe ở khu vực Đông Nam Á tính đến tháng 10/2024.

Grab ‘giữa muôn trùng vây’ ở Việt Nam

Có thể thấy, số phận của Grab ở thị trường Việt Nam cũng bi tráng không kém gì ở Thái Lan. Trong hơn 10 năm qua, Grab đã đánh bại không biết bao nhiêu đối thủ, nhưng thị trường vẫn không bớt rộn ràng và khắc nghiệt bởi sự xuất hiện liên tục của những tay chơi mới. Đáng lo lắng hơn, càng ngày, họ không chỉ đối mặt với những startup hay ‘kỳ lân’ mà còn phải với những Tập đoàn đã thành danh ở thị trường nội địa.

Grab không phải là DN đầu tiên khai phá thị trường này ở Việt Nam mà là Uber. Tuy nhiên, sau 4 năm giành giật nhau từng tài xế – khách hàng, vì nhiều lý do khác nhau, Uber đã quyết định bán lại mảng kinh doanh tại Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á cho Grab vào năm 2018.

Sau khi Uber rời đi, Grab không hề ‘một mình một ngựa’ ở Việt Nam, mà tiếp tục chiến đấu cùng Be Group, Gojek, FastGo, TADA ở mảng gọi xe và ShopeeFood, Baemin, Loship ở mảng gọi thức ăn.

Năm 2023 là một năm có rất nhiều thay đổi lớn ở thị trường gọi thức ăn và gọi xe của Việt Nam, với sự rời đi của Baemin và sự xuất hiện của Xanh SM được hậu thuẫn bởi ông lớn Vinfast. Năm 2024, đến lượt Gojek nói lời từ biệt thị trường Việt Nam. Dù không có thông tin chính thức, nhưng nhiều khả năng là những ‘châu chấu’ như FastGo hay Loship cũng đã chết lâm sàn.

Grab giữa ‘muôn trùng vây’: Sức ép từ hệ sinh thái Xanh SM - Vingroup ở thị trường Việt Nam và một lợi thế quá lớn Grab không thể có được- Ảnh 4.

Doanh thu của Grab và Shopee Food từ năm 2017 đến 2023.

Hiện tại, mảng gọi thức ăn Việt Nam là cuộc chiến ‘cân tài cân sức’ giữa tay đấm Grab và ShopeeFood, phần nào đó là Be Group. Đang có thông tin là Ahamove muốn quay lại thị trường này sau lần thử nghiệm thất bại cách đây hơn 6 năm. Thật ra là Ahamove vẫn âm thầm liên kết với các DN F&B để đứng trung gian vận hành công việc giao hàng cho họ – ví dụ như The Coffee House, nên đây là nghiệp vụ không xa lạ gì với DN này.

Vấn đề của Ahamove vẫn là làm sao để có thể tự mình kết nối trực tiếp giữa người bán và người mua, tranh đua được cùng Grab hay ShopeeFood, cả về giá cả lẫn chất lượng dịch vụ, khả năng quản lý đối tác bán hàng. Khuyến khích người dùng cài app Ahamove để đặt thức ăn mà không có khuyến mãi lớn, trong khi Grab hay ShopeeFood đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường là điều không đề dễ dàng.

Về mảng gọi xe, đối thủ hiện tại của Grab có Be Group, TADA, Xanh SM và sắp tới là Bọlt.

Grab giữa ‘muôn trùng vây’: Sức ép từ hệ sinh thái Xanh SM - Vingroup ở thị trường Việt Nam và một lợi thế quá lớn Grab không thể có được- Ảnh 5.

TADA vẫn âm thầm hoạt động ở thị trường Việt Nam từ 2019.

TADA là startup đến từ Singapore, vào Việt Nam trong năm 2019 và thế mạnh cạnh tranh của họ là không thu tiền hoa hồng từ tài xế. TADA ra đời ở Singapore và có Nhà sáng lập người Hàn Quốc. Với nguồn lực hạn chế cộng thêm là người đến sau, nên TADA phát triển khá chậm ở thị trường Việt Nam, mới chỉ có mặt ở TP.HCM sau 5 năm và chiếm thị phần không đáng kể.

Cách đây chưa lâu, đã có thông tin là Bọlt sắp vào thị trường Việt Nam, khi rầm rộ tuyển dụng tài xế trên các nền tảng mạng xã hội. Bọlt là một đối thủ đáng gờm chứ không ất ơ như TADA. Sau vòng gọi vốn 628 triệu Euro vào tháng 1/2022, ‘kỳ lân’ này đã được định giá lên đến 7,4 tỷ Euro. Bọlt hiện đang hoạt động ở hơn 45 quốc gia tại châu Âu, châu Phi, Tây Á và Mỹ Latin. Họ đang có kế hoạch IPO vào năm 2025.

Tuy nhiên, mối nguy lớn nhất của Grab ở thị trường Việt Nam vẫn là các DN liên quan đến Xanh SM – Vingroup. Theo báo cáo mới nhất của VinVentures, đứng thứ hai trong bảng xếp hạng Top 9 thương vụ đầu tư startup lớn nhất Việt Nam trong năm 2024 là Be Group với khoản nhận vốn hơn 30 triệu USD huy động được từ VPBankS. Trước đó, Be Group cũng được công ty Xanh SM đầu tư, với số vốn không được tiết lộ.

Grab giữa ‘muôn trùng vây’: Sức ép từ hệ sinh thái Xanh SM - Vingroup ở thị trường Việt Nam và một lợi thế quá lớn Grab không thể có được- Ảnh 6.

Thị phần của các hãng gọi xe ở thị trường Việt Nam sau quý II/2024.

Trong một khảo sát của Q&Me ở quý I/2024, thì có 42% người tiêu dùng cho biết hay đi Grab, Be Group chiếm 32%, Xanh SM 19%. Còn theo thống kê của Decision Lab sau nửa đầu năm 2024, Grab chiếm khoảng 62% thị phần gọi xe ở Việt Nam, Xanh SM là 32% và be là 18%. Theo đó, chỉ sau hơn 1 năm ngang trời xuất thế, Xanh SM đã góp phần ‘đá bay Gojek ra chuồng gà’ đồng thời phóng lên vị trí thứ hai.

Xanh SM – Vinfast không chỉ đấu với Grab bằng cách đầu tư vào Be Group, mà còn hợp tác cho thuê hoặc bán xe điện đến các hãng taxi truyền thống ở Việt Nam, xâm nhập vào thị trường Lào – nơi mà Grab chưa đặt chân đến, cũng như vừa thử thăm dò thị trường Indonesia. Chúng ta có thể thấy được sự xuất hiện của xe điện Vinfast khắp Việt Nam và sắp tới có thể là Đông Nam Á.

Hơn nữa, Xanh SM và VinFast có một lợi thế siêu lớn mà Grab không thể so bì: họ sản xuất được xe điện và xe điện đang là xu thế tiêu dùng chung của thế giới trong thời gian tới.

Grab giữa ‘muôn trùng vây’: Sức ép từ hệ sinh thái Xanh SM - Vingroup ở thị trường Việt Nam và một lợi thế quá lớn Grab không thể có được- Ảnh 7.

Xanh SM đã đến thị trường Indonesia vào tháng 12/2024.

Đứng trước sức ép từ thị trường, chính bản thân Grab cũng đang phải cố gắng chuyển mình sang dùng càng nhiều xe điện càng tốt. Minh chứng: mới đây, nhà sản xuất ô tô Trung Quốc BYD đã công bố thỏa thuận hợp tác với Grab, để cung cấp 50.000 xe năng lượng mới của BYD cho Grab ở Đông Nam Á.

Theo thỏa thuận, BYD sẽ cung cấp xe và dịch vụ bảo hành ưu đãi cho Grab và các tài xế thuộc hệ thống, trong đó có cả xe điện sử dụng động cơ đốt trong để sạc (EREV). Các tài xế dịch vụ có thể thuê xe điện từ đội xe của các đối tác của Grab hoặc được hỗ trợ tài chính theo chương trình hỗ trợ mua xe của Grab.

Mặc dù, Gojek đang là người thua cuộc ở các thị trường trọng điểm ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam hay Malaysia nhưng Grab vẫn không thể lấn lướt Gojek quá nhiều ở quê hương, nơi mà Gojek được nhận sự hỗ trợ toàn diện từ Chính phủ Indonesia. Vậy nên, việc Xanh SM – Vingroup gia nhập thị trường này là đối trọng đáng kể với Grab.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật