spot_img
33 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpHai ông lớn Mỹ và Trung Quốc chi gần 5 triệu USD...

Hai ông lớn Mỹ và Trung Quốc chi gần 5 triệu USD xây nhà máy may mặc thứ ba tại Việt Nam

Nhà máy mới này góp phần đưa Việt Nam thành trung tâm sản xuất dệt may toàn cầu.

Ngày 20/5, Công ty TNHH Liên doanh Avery Dennison Worldon Việt Nam – liên doanh giữa Tập đoàn Avery Dennison (Mỹ) và Tập đoàn Shenzhou (Trung Quốc) chính thức khánh thành nhà máy mới tại Khu công nghiệp Đông Nam, huyện Củ Chi, TP. HCM. Đây là nhà máy thứ ba của Avery Dennison tại Việt Nam, sau hai cơ sở tại Bắc Ninh và Long Hậu (Long An).

Nhà máy được xây dựng trên diện tích gần 4.000m² với tổng vốn đầu tư 4,7 triệu USD, công suất xử lý lên đến 800.000 nhãn mác mỗi ngày và được thiết kế sẵn sàng cho việc mở rộng trong tương lai.

Bên cạnh các sản phẩm dệt kim truyền thống, nhà máy còn sản xuất các giải pháp công nghệ cao trong lĩnh vực may mặc như nhãn thông minh RFID và sản phẩm Embelex – giải pháp nhận diện kỹ thuật số tiên tiến giúp tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong chuỗi cung ứng.

Hai ông lớn Mỹ và Trung Quốc chi gần 5 triệu USD xây nhà máy may mặc thứ ba tại Việt Nam
Lễ cắt băng khánh thành nhà máy

>> Đối tác của ‘ông lớn’ thời trang Victoria’s Secret, Nike… tăng vốn nhà máy tại Việt Nam lên 100 triệu USD
Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Michael Barton, Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Tổng Giám đốc khối Giải pháp may mặc của Avery Dennison nhấn mạnh lý do lựa chọn Việt Nam làm nơi đặt nhà máy thứ ba tại Đông Nam Á: “Việt Nam đang giữ vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu với nền tảng sản xuất vững chắc, lực lượng lao động dồi dào, năng động và có tay nghề cao. Việc tiếp tục đầu tư tại đây phản ánh niềm tin của chúng tôi vào tiềm năng của đất nước cũng như cam kết lâu dài trong việc đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp Việt Nam”.

Ông Barton cũng khẳng định, Avery Dennison sẽ theo đuổi các sáng kiến hướng tới kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu tác động môi trường và áp dụng các tiêu chuẩn đo lường khí thải ở cấp độ 3 (Scope 3) – tiêu chuẩn đánh giá phát thải trong toàn bộ chuỗi cung ứng. “Chúng tôi đang hướng tới một tương lai không chặt phá rừng và cam kết đạt các mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuỗi giá trị toàn diện”, ông nói.

Với việc đi vào hoạt động của nhà máy mới tại Củ Chi, Avery Dennison tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực cung cấp giải pháp nhãn mác và nhận diện kỹ thuật số cho ngành may mặc, đồng thời đóng góp tích cực vào sự chuyển mình xanh hóa và hiện đại hóa của ngành công nghiệp Việt Nam.

>> Sát giờ đàm phán với Mỹ, chuyên gia điểm tên 4 mặt hàng tỷ USD của Việt Nam có cơ hội miễn trừ thuế

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật