spot_img
17.1 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpHàng trăm người ham 'việc nhẹ, lương cao' sập bẫy trở thành...

Hàng trăm người ham ‘việc nhẹ, lương cao’ sập bẫy trở thành ‘công cụ’ phạm tội

Các tổ chức lừa đảo chia nhân viên thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm được giao chỉ tiêu lừa đảo từ 1,5 tỷ đến 3 tỷ đồng/tháng, còn mỗi nhân viên bị áp chỉ tiêu 100 triệu đồng/tháng.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố vụ án, bắt và khởi tố 9 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đáng chú ý, hơn 400 người Việt Nam là nhân viên trong đường dây này đang được công an tiếp tục phân loại, điều tra, làm rõ. Đây là một trong những vụ việc gây chấn động, cho thấy sự tinh vi của các tổ chức tội phạm và nguy cơ lớn đối với những người bị dụ dỗ tham gia.

Ham ‘việc nhẹ, lương cao’ rồi trở thành nhân viên lừa đảo

Cơ quan điều tra cho biết nhiều người Việt Nam mong muốn tìm kiếm công việc “nhẹ nhàng, lương cao” tại một số quốc gia Đông Nam Á đã trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo.

Sau khi được hướng dẫn vượt biên trái phép, những người này bị ép buộc tham gia tổ chức tội phạm, bị quản lý chặt chẽ với điều kiện ăn ở tập trung, sử dụng máy tính, điện thoại và tài khoản mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo.

Các đối tượng được đào tạo theo kịch bản chi tiết, nhận lương và thưởng nếu đạt chỉ tiêu, nhưng phải đối mặt với các hình phạt khắc nghiệt như đánh đập, cưỡng bức nếu không hoàn thành công việc.

Hàng trăm người ham 'việc nhẹ, lương cao' sập bẫy trở thành 'công cụ' phạm tội
Các đối tượng là nhân viên trong đường dây lừa đảo xuyên quốc gia.

Qua quá trình điều tra, tại một số đặc khu kinh tế ở nước ngoài, đặc biệt là TP Bavet, tỉnh Svay Rieng, Campuchia, các tổ chức lừa đảo do một số người Trung Quốc cầm đầu đã hoạt động với quy mô hàng trăm nhân viên, phần lớn là người Việt Nam.
Một trong số đó là công ty K066.com. Các tổ chức này chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm được giao nhiệm vụ lừa đảo hàng tháng và hưởng lương, thưởng, phạt theo chỉ tiêu. Cụ thể, mỗi tổ phải đạt doanh thu từ 1,5 đến 3 tỷ đồng/tháng, còn mỗi nhân viên bị áp chỉ tiêu 100 triệu đồng/tháng.

Thủ đoạn lừa đảo tinh vi

Các đối tượng trong đường dây đã giả mạo các dự án đầu tư của Tập đoàn VinGroup, tạo ra các website giả mạo như Vnfast, Vinclubid.com, đồng thời lập tài khoản mạng xã hội giả danh cán bộ và lãnh đạo của tập đoàn. Chúng sử dụng các giấy tờ giả để tạo lòng tin, dụ dỗ người bị hại đầu tư vào các quỹ hoặc dự án không có thật.

Bên cạnh đó, các đối tượng còn tổ chức các hoạt động đánh bạc trực tuyến trên các website do chúng tạo ra. Chúng giả mạo nhân viên IT, hứa hẹn khai thác các lỗ hổng bảo mật để thu hút người chơi nạp tiền.

Khi người bị hại nạp tiền, các đối tượng can thiệp vào hệ thống, điều chỉnh số dư tài khoản để tạo cảm giác “thắng lớn” và tiếp tục dụ dỗ họ chuyển thêm tiền. Cuối cùng, khi người bị hại cạn kiệt tài chính, các đối tượng sẽ chặn liên lạc và khóa tài khoản.

Hàng trăm người ham 'việc nhẹ, lương cao' sập bẫy trở thành 'công cụ' phạm tội
Lực lượng chức năng Việt Nam tiếp nhận hơn 400 người Việt Nam, nhân viên trong đường dây lừa đảo xuyên quốc gia.

Đầu tháng 1/2025, trong cao điểm tấn công tội phạm dịp Tết Nguyên đán, Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với các cơ quan chức năng tại Campuchia và Việt Nam đã triệt phá đường dây này, khởi tố 9 đối tượng với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đồng thời, cơ quan chức năng tiếp nhận hơn 400 người Việt Nam nhân viên trong đường dây lừa đảo để phân loại, điều tra và làm rõ vai trò của từng người.

Trước vấn nạn này, Cục Cảnh sát hình sự khuyến cáo người dân cần cảnh giác trước những lời mời gọi làm việc tại nước ngoài với hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao”. Những lời dụ dỗ này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ bị lừa đảo mà còn đẩy người lao động vào các tổ chức tội phạm nguy hiểm, có thể bị cưỡng bức lao động, tra tấn hoặc bị bán cho các tổ chức mua bán người.

>>Khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch Tập đoàn Thiên Minh Đức Chu Thị Thành

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật