spot_img
30 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpLoạt doanh nghiệp tiếp tục tăng giá thép khi chưa có tin...

Loạt doanh nghiệp tiếp tục tăng giá thép khi chưa có tin mới sau vụ cháy lò cao của Hòa Phát (HPG)

Trước đó Hòa Phát (HPG) cho biết sẽ mất vài tuần để khắc phục sự cố cháy lò cao.

Thị trường thép trong nước đang đối mặt với nhiều biến động sau sự cố cháy lò cao tại Hòa Phát (HPG). Dù doanh nghiệp từng thông báo sẽ cần vài tuần để khắc phục sự cố, đến nay vẫn chưa có thông tin cập nhật chính thức về tiến độ sửa chữa hay ảnh hưởng cụ thể đến sản lượng.

Trước những lo ngại về nguồn cung bị thiếu hụt cục bộ, thị trường đã ghi nhận làn sóng tăng giá từ nhiều nhà sản xuất thép. Một số loại hàng hóa đang bắt đầu khan hiếm, khiến giá thép xây dựng có xu hướng đi lên rõ rệt.

Hòa Phát và loạt nhà sản xuất điều chỉnh tăng giá

Ngày 22/5, Công ty TNHH MTV Hòa Phát Bình Định thông báo điều chỉnh tăng giá bán các loại thép cây CB400-V và CB500-V thêm 200 đồng/kg (chưa gồm VAT), áp dụng tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum. Công ty cho biết nguyên nhân chính là do giá phôi thép và chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh.

Ngoài ra, Hòa Phát cũng thông báo tăng giá bán thêm 200 đồng/kg đối với các đơn hàng cung cấp cho dự án từ ngày 22/5/2025.

Loạt doanh nghiệp tiếp tục tăng giá thép khi chưa có tin mới sau vụ cháy lò cao của Hoà Phát (HPG)
Thông báo tăng giá từ Hòa Phát Bình Định

>> Loạt doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá thép sau tin cháy lò cao của Hòa Phát (HPG)

Tương tự, CTCP Tập đoàn Sản xuất Thép Việt Đức (VGS) cũng phát đi thông báo điều chỉnh giá bán tại thị trường miền Bắc và miền Trung. Theo đó, giá thép cuộn các loại được tăng thêm 150 đồng/kg, áp dụng từ ngày 22/5 đến khi có thông báo mới.

Trước đó, thép Việt Ý (VIS) là đơn vị tiên phong điều chỉnh giá từ ngày 19/5/2025, với mức tăng 150 đồng/kg cho tất cả các loại thép cây D10, áp dụng trên toàn bộ hệ thống phân phối.

Tăng giá thu mua phế liệu – phản ánh sự cạnh tranh nguồn nguyên liệu

Không chỉ tăng giá bán thép, nhiều doanh nghiệp như Hòa Phát Hưng Yên, Shengli, TISCO (TIS), thép Đà Nẵng và VAS Nghi Sơn cũng đồng loạt điều chỉnh tăng giá thu mua phế liệu. Đây là tín hiệu cho thấy sự cạnh tranh trong việc đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đầu vào giữa các nhà sản xuất thép.

Việc giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào liên tục tăng trong thời gian qua khiến các doanh nghiệp không còn lựa chọn nào khác ngoài việc điều chỉnh giá bán để đảm bảo cân đối chi phí sản xuất. Đồng thời, hành động này cũng góp phần phản ánh xu hướng thị trường đang chuyển sang pha tăng giá ngắn hạn trong bối cảnh nguồn cung thiếu ổn định.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam trong tháng 4/2025 đạt 718.127 tấn, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 4 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 2,9 triệu tấn thép từ Trung Quốc, giảm 19%.

Giá thép trung bình nhập khẩu trong tháng 4 ở mức 649 USD/tấn, gần như đi ngang so với tháng trước và giảm nhẹ 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc vẫn là nguồn cung thép lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 58% tổng lượng nhập khẩu, tuy nhiên tỷ trọng này đã giảm đáng kể so với mức 68% của cùng kỳ năm 2024.

Trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc sụt giảm, lượng thép nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc lại tăng mạnh. Trong 4 tháng đầu năm 2025, nhập khẩu từ Nhật Bản tăng 52% lên 836.390 tấn, còn Hàn Quốc tăng 27% lên 485.175 tấn.

>> Bộ Công Thương giáng đòn thuế lên một số mặt hàng thép Trung Quốc, sản lượng nhập khẩu vào Việt Nam lập tức giảm mạnh

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật