spot_img
27.2 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpLuật Đường sắt: Xây dựng xong khung pháp lý, trao quyền cho...

Luật Đường sắt: Xây dựng xong khung pháp lý, trao quyền cho địa phương trong việc quy hoạch khu vực TOD

Luật Đường sắt cũng quy định rõ về cách sử dụng nguồn thu từ khai thác quỹ đất khu vực TOD.

Chiều 11/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9. Trong số đó có Luật Đường sắt.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy, Luật Đường sắt gồm 4 chương, 59 điều, với nhiều quy định mang tính đổi mới, đột phá, nhằm tạo cú hích cho đầu tư và phát triển hạ tầng đường sắt trong giai đoạn mới.

Một trong những điểm đáng chú ý là việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý và đầu tư. Luật xác định rõ chủ trương chuyển giao thẩm quyền từ Trung ương về địa phương theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của chính quyền địa phương, đặc biệt trong phát triển hệ thống đường sắt địa phương.

Luật cũng quy định rõ việc tách phần ngân sách dành cho bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành một dự án đầu tư công độc lập. Đối với các dự án đường sắt theo phương thức đối tác công tư (PPP), khoản kinh phí này không tính vào tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án. Quy định này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ vướng mắc trong cơ chế tài chính và thu hút đầu tư tư nhân hiệu quả hơn.

Luật Đường sắt: Xây dựng xong khung pháp lý, trao quyền cho địa phương trong việc quy hoạch khu vực TOD
Ảnh minh họa mô hình TOD

>> Nghệ An chi 1.500 tỷ để di dời gần 2.000 hộ dân, nhường đất cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam 67 tỷ USD

Đáng chú ý, Luật lần đầu tiên đặt ra khung pháp lý cho việc phát triển đô thị theo mô hình định hướng phát triển theo giao thông công cộng (TOD) gắn với đường sắt. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao quyền tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khu vực TOD, phương án tuyến công trình, vị trí công trình và tổng mặt bằng tuyến đối với cả đường sắt quốc gia và đường sắt địa phương.

Chính quyền cấp tỉnh cũng có quyền:

  • Quyết định điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật, chức năng sử dụng đất và các chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng trong khu vực TOD.
  • Quyết định phạm vi khu vực TOD và thực hiện quy trình khác biệt với quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, mà không cần thủ tục điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch liên quan.
  • Trong trường hợp quy hoạch chung của thành phố trực thuộc Trung ương chưa được phê duyệt, UBND thành phố có thể căn cứ vào quy hoạch tỉnh để tổ chức lập và phê duyệt các phương án liên quan.

Về nguồn thu từ khai thác quỹ đất khu vực TOD, Luật quy định rõ:

  • Với các dự án đường sắt quốc gia, địa phương được giữ lại 50% số thu (sau khi trừ chi phí) để nộp vào ngân sách địa phương, 50% còn lại nộp vào ngân sách Trung ương.
  • Với các dự án đường sắt địa phương, toàn bộ số thu sau chi phí được giữ lại 100% cho ngân sách địa phương.

Việc ban hành Luật Đường sắt lần này nhằm thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến “bộ tứ chiến lược” gồm phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp, vận tải và đô thị gắn với giao thông. Luật hướng tới mục tiêu tạo nền tảng cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đồng thời giải quyết các vướng mắc trong đầu tư, khai thác, vận hành đường sắt suốt thời gian qua.

Luật Đường sắt 2025 đã cơ bản tháo gỡ những điểm nghẽn lớn, mở đường cho sự phát triển bền vững, đồng bộ và hiện đại của ngành đường sắt trong giai đoạn tới.

>> Hé lộ vị trí xây tổ hợp công nghiệp đường sắt 17.500 tỷ đồng tại Hà Nội

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật