spot_img
26 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpMột mặt hàng Việt Nam có nguy cơ bị Mỹ điều tra...

Một mặt hàng Việt Nam có nguy cơ bị Mỹ điều tra với cáo buộc phá giá 133%, doanh nghiệp nào chịu ảnh hưởng?

Trong 3 năm qua, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này từ Việt Nam sang Mỹ liên tục đạt mức hàng trăm triệu USD.

Ngày 22/5/2025, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã tiếp nhận đơn kiện từ Hiệp hội Thương mại Công bằng với Gỗ dán cứng Hoa Kỳ, đề nghị mở cuộc điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm gỗ dán cứng và gỗ dán trang trí nhập khẩu từ ba quốc gia: Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia.

Một số sản phẩm gỗ trước nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá tới 133%

Phía nguyên đơn cho rằng các doanh nghiệp từ ba nước đang bán sản phẩm với giá thấp bất thường vào thị trường Mỹ, đồng thời được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa.

Trong danh sách bị nêu tên, hơn 130 doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bị đề cập, bao gồm nhiều cái tên lớn có thị phần đáng kể tại thị trường Hoa Kỳ như Công ty Cổ phần Tekcom, Công ty TNHH MTV Gỗ Khang Đạt, Công ty TNHH Triệu Thái Sơn và Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thái Hoàng…

Theo dữ liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC), kim ngạch xuất khẩu gỗ dán từ Việt Nam sang Mỹ trong giai đoạn 2022–2024 lần lượt đạt 401 triệu USD, 186 triệu USD và 244 triệu USD. Dù có dấu hiệu suy giảm theo từng năm, Việt Nam vẫn giữ vị trí là nhà xuất khẩu lớn thứ hai trong nhóm ba nước bị điều tra, chỉ sau Indonesia.

Biên độ phá giá bị cáo buộc đối với gỗ dán Việt Nam dao động từ 112,33% đến 133,72% – thấp hơn so với Indonesia (202,8%) và Trung Quốc (474,2%) nhưng vẫn ở mức rất cao, tiềm ẩn nguy cơ bị áp thuế nặng nếu bị kết luận vi phạm.

Một mặt hàng Việt Nam có nguy cơ bị Mỹ điều tra với cáo buộc phá giá 133%, doanh nghiệp nào bị ảnh hưởng?
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra với sản phẩm gỗ dán cứng và trang trí Việt Nam

>>Đàm phán thuế quan chưa kết thúc, một mặt hàng Việt Nam có nguy cơ bị Mỹ điều tra với cáo buộc bán phá giá 133%

Những doanh nghiệp Việt Nam nào bị ảnh hưởng?

Trong số các doanh nghiệp bị đề cập, Tekcom là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu gỗ dán hàng đầu tại Việt Nam. Thành lập năm 2005, công ty chuyên cung cấp gỗ dán phủ phim và các sản phẩm gỗ kỹ thuật cao, với thị trường xuất khẩu chủ lực là Hoa Kỳ. Tekcom hiện sở hữu hai nhà máy tại Bình Dương với tổng diện tích 110.000m², quy mô hàng nghìn lao động. Vốn điều lệ của công ty đã tăng từ 160 tỷ đồng (năm 2020) lên 336 tỷ đồng vào cuối năm 2023.

Một cái tên đáng chú ý khác là Công ty TNHH MTV Gỗ Khang Đạt, có trụ sở tại Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu ván lát sàn, gỗ dán và các sản phẩm gỗ kỹ thuật cao sang thị trường Mỹ và châu Âu. Công ty có quy mô lớn với 5.000–10.000 nhân sự và vốn điều lệ 687 tỷ đồng (tương đương khoảng 30 triệu USD). Người đại diện pháp luật là ông Chen Wei Kang; Chủ tịch HĐQT là ông Chen Ying Jun.

Công ty TNHH Triệu Thái Sơn, do ông Phạm Đình Thắng làm Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, cũng nằm trong danh sách bị điều tra. Công ty có vốn điều lệ 65 tỷ đồng, ông Thắng hiện nắm giữ 72% cổ phần. Đây cũng là một trong những nhà xuất khẩu ván ép lớn của Việt Nam, tập trung chủ yếu vào thị trường Hoa Kỳ. Từ năm 2019 đến tháng 5/2025, công ty đã thực hiện hơn 1.100 lô hàng xuất khẩu sang Mỹ, với các khách hàng lớn như Interra USA Inc., Boise Cascade Building Materials Distribution LLC và World Wide Wood LLC.

Đến năm 2023, công ty sở hữu ba nhà máy với tổng diện tích hơn 12ha, công suất lên tới 15.000m³ ván ép mỗi tháng.

>>>>Một sản phẩm nhựa xuất khẩu của Việt Nam bị EU điều tra chống bán phá giá

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật