spot_img
29 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpMỹ và EU tăng cường biện pháp phòng vệ thương mại, xuất...

Mỹ và EU tăng cường biện pháp phòng vệ thương mại, xuất khẩu của Nam Kim (NKG) gặp khó

KBSV kỳ vọng biên lãi gộp của Nam Kim sẽ duy trì ổn định nhờ giá tôn mạ và thép ống giảm chậm hơn so với giá HRC.

CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định đà giảm của giá thép thế giới sẽ tác động đến CTCP Thép Nam Kim (NKG) trong ngắn hạn.

Tính đến cuối quý II/2024, hàng tồn kho của Nam Kim đạt 5.873 tỷ đồng, gần như không thay đổi so với quý I. Tuy nhiên, giá HRC đã giảm trung bình 21% kể từ đầu quý III, gây áp lực tăng chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong kỳ. Trường hợp giá HRC tiếp tục duy trì ở mức hiện tại, biên lãi gộp của NKG trong quý IV có thể được cải thiện đáng kể.

Mỹ và EU tăng cường biện pháp phòng vệ thương mại, xuất khẩu của Nam Kim (NKG) gặp khó
Biến động hàng tồn kho của Thép Nam Kim. Nguồn: KBSV

Trong trung hạn, KBSV kỳ vọng biên lãi gộp của Nam Kim sẽ duy trì ổn định nhờ giá tôn mạ và thép ống giảm chậm hơn so với giá HRC, đồng thời công ty chủ động duy trì mức tồn kho ổn định.

Về xuất khẩu, KBSV đánh giá rằng hoạt động xuất khẩu của Nam Kim sẽ gặp khó khăn trong ngắn hạn do Mỹ và EU tăng cường các biện pháp bảo vệ và phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép.

Hiện tại, hai thị trường này chiếm 89% doanh thu xuất khẩu của NKG trong 8 tháng đầu năm 2024, với doanh thu từ thị trường Mỹ tăng 108% so với cùng kỳ năm trước. Sau giai đoạn bùng nổ của thép giá rẻ Trung Quốc, các biện pháp chống bán phá giá đang trở nên phổ biến và khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, trong dài hạn, KBSV cho rằng Nam Kim vẫn có lợi thế trên thị trường xuất khẩu nhờ mức thuế đối với thép nhập khẩu từ Việt Nam thấp hơn so với Trung Quốc, và chênh lệch giá HRC tại Mỹ và EU tiếp tục duy trì, giúp NKG cạnh tranh về giá.

Dù gặp khó khăn trong xuất khẩu, Nam Kim vẫn được hưởng lợi từ thị trường nội địa. Sản lượng tiêu thụ trong nước tiếp tục hồi phục, với tiêu thụ tôn mạ và thép ống trong tháng 8/2024 tăng lần lượt 6% và 27% so với cùng kỳ. Trong 8 tháng đầu năm, tiêu thụ tôn mạ tăng 23%, trong khi thép ống giảm 7%.

KBSV dự báo nhu cầu tiêu thụ trong nước sẽ tiếp tục cải thiện nhờ các yếu tố: (1) Thuế chống bán phá giá đối với tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ được áp dụng từ cuối 2024; (2) Nhu cầu xây dựng tăng cao vào mùa cao điểm cuối năm; (3) Thị trường bất động sản dần phục hồi cùng với việc áp dụng Luật Bất động sản sửa đổi, giúp tăng nguồn cung, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thép.

Trong năm 2024 và 2025, KBSV ước tính sản lượng tiêu thụ của Nam Kim sẽ đạt lần lượt 1,04 triệu tấn và 1,09 triệu tấn, tương ứng tăng 22% và 5%.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật