spot_img
27 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpNăng lượng tái tạo chuyển tiếp tại Việt Nam: Sản lượng hiện...

Năng lượng tái tạo chuyển tiếp tại Việt Nam: Sản lượng hiện tại đóng góp ra sao?

Hiện tại, EVN và các chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng mua bán điện (PPA) với 64/72 dự án.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến ngày 30/9, tổng số dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã gửi hồ sơ đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện vẫn giữ ở mức 81/85 dự án, với tổng công suất đạt 4.597,86MW. Trong số này, 72 dự án với tổng công suất 4.128,01MW đã đề nghị mức giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá, theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 của Bộ Công Thương.

EVN và các chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng mua bán điện (PPA) với 64/72 dự án. Bộ Công Thương cũng đã phê duyệt giá tạm thời cho 63 dự án, với tổng công suất 3.429,41MW.

Năng lượng tái tạo chuyển tiếp tại Việt Nam: Sản lượng hiện tại đóng góp ra sao?
81/85 dự án đã gửi hồ sơ đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện

>> ‘Ông lớn’ năng lượng Hoa Kỳ hợp tác với Viettel trong dự án thí điểm điện gió ngoài khơi

Ngoài ra, 29 nhà máy hoặc một phần nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp, với tổng công suất 1.577,65MW, đã hoàn thành thủ tục công nhận vận hành thương mại (COD) và đã phát điện thương mại lên lưới. Tổng sản lượng điện lũy kế từ các dự án này, tính từ khi COD đến ngày 30/9/2024, chính thức vượt 3,751 tỷ kWh.

Tính đến nay, 32 dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu công trình hoặc một phần công trình, 36 dự án được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn bộ hoặc một phần nhà máy và 42 dự án đã nhận quyết định gia hạn chủ trương đầu tư, tuy nhiên, vẫn còn 4 dự án với tổng công suất 136,70MW chưa gửi hồ sơ đàm phán giá điện.

>> Giá điện điều chỉnh như giá xăng, EVN sẽ thoát thua lỗ?

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật