spot_img
22 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpNghiên cứu chuyển một số tập đoàn lớn, đảm nhận nhiệm vụ...

Nghiên cứu chuyển một số tập đoàn lớn, đảm nhận nhiệm vụ trọng điểm quốc gia về Chính phủ quản lý

Thủ tướng nhấn mạnh rằng việc lựa chọn phương án cần dựa trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng, khách quan và khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.

Chiều 6/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thứ 8 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. Phiên họp tập trung vào về việc kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và việc chuyển quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty.

Nghiên cứu chuyển một số tập đoàn, tổng công ty về trực thuộc Chính phủ

Về phương án kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và chuyển quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty, Thủ tướng nhấn mạnh rằng việc lựa chọn phương án cần dựa trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng, khách quan và khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Mục tiêu quan trọng nhất là đảm bảo hiệu quả hoạt động, phục vụ lợi ích quốc gia và dân tộc.

Theo Thủ tướng, đối với các tập đoàn, tổng công ty có vai trò đảm bảo các cân đối lớn và thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, cần nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý trực thuộc Chính phủ. Bên cạnh đó, việc phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp cần được thực hiện mạnh mẽ hơn để tăng tính chủ động, sáng tạo và tự cường.

Nghiên cứu chuyển một số tập đoàn lớn, đảm nhận nhiệm vụ trọng điểm quốc gia về Chính phủ quản lý
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp thứ 8 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

19 “ông lớn” Nhà nước có tổng tài sản 2,54 triệu tỷ

Hiện tại, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đang trực tiếp đại diện chủ sở hữu tại 19 doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem).

Tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp này đạt 1,18 triệu tỷ đồng, tăng 11% sau 5 năm. Tổng tài sản hiện nắm giữ là 2,54 triệu tỷ đồng, chiếm 65% tổng tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước trên cả nước. Trong 5 năm qua, các doanh nghiệp này đã nộp ngân sách 1,28 triệu tỷ đồng, chiếm trung bình 10-12% tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thay thế Luật số 69/2014/QH13 để Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 2 sắp tới nhằm giải quyết các nút thắt, vướng mắc hiện nay.

>>Chấm dứt hoạt động Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, số phận 19 tập đoàn, tổng công ty ra sao?

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật