spot_img
27 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpSàn TMĐT giá rẻ của Trung Quốc sắp có mặt tại Việt...

Sàn TMĐT giá rẻ của Trung Quốc sắp có mặt tại Việt Nam: Có thể thâu tóm một nền tảng nội địa

Bên cạnh Việt Nam, sàn thương mại điện tử của Trung Quốc cũng sắp ra mắt tại Brunei, nâng tổng số thị trường trong khu vực lên 5 quốc gia.

Mới đây, Momentum Works, công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Singapore tiết lộ, Temu – ứng dụng thương mại điện tử giá rẻ của Trung Quốc, đang lên kế hoạch ra mắt tại Việt Nam, đánh dấu bước tiến mới trong chiến lược mở rộng tại Đông Nam Á.

Bên cạnh Việt Nam, Temu cũng sắp ra mắt tại Brunei, nâng tổng số thị trường trong khu vực này lên 5 quốc gia.

Ngoài ra, còn có tin đồn cho rằng Temu đang đàm phán với một nền tảng thương mại điện tử địa phương tại Việt Nam với khả năng mua lại, tuy nhiên thông tin này chưa được xác nhận.

Temu đã bắt đầu hoạt động tại Đông Nam Á từ hơn một năm trước, với các thị trường đầu tiên là Philippines và Malaysia. Đến tháng 7 năm nay, nền tảng này tiếp tục mở rộng và giao hàng tại Thái Lan. Với sự gia nhập của Việt Nam và Brunei, tính đến ngày 7/10/2024, Temu đang hoạt động tại tổng cộng 82 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Sàn TMĐT giá rẻ của Trung Quốc sắp có mặt tại Việt Nam: Có thể thâu tóm lại một nền tảng nội địa
Ứng dụng mua sắm online Temu sắp ra mắt tại Việt Nam

Nhiều chuyên gia trong ngành đã dự đoán về sự gia nhập của Temu vào thị trường Việt Nam từ tháng 7, và dự kiến ra mắt vào tháng 10. Đến nay, Temu đã kịp thực hiện đúng kế hoạch. Tuy nhiên, phiên bản ra mắt của trang web Temu tại Việt Nam còn khá sơ khai khi chỉ hỗ trợ tiếng Anh, thanh toán qua thẻ tín dụng và kết nối với hai đơn vị logistics là Ninja Van và Best Express. Theo đánh giá của Momentum Works, Temu có thể sẽ bổ sung thêm các tùy chọn ngôn ngữ, phương thức thanh toán và đối tác logistics nếu họ đầu tư sâu hơn vào thị trường này.

>> Sàn thương mại điện tử 1688 đã hỗ trợ tiếng Việt, cuộc đua TMĐT thêm sôi động

Trong số các đối tác logistics, Ninja Van khá quen thuộc với người dùng, nhưng Best Express vẫn còn ít được biết đến. Best là một công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán NYSE và từng là một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất Trung Quốc. Sau khi bán mảng kinh doanh chuyển phát nhanh nội địa cho J&T Express vào năm 2021, Best chuyển trọng tâm sang các giải pháp logistics và mở rộng ra thị trường quốc tế. Công ty con của Best tại Việt Nam hiện là một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực logistics thương mại điện tử, và họ cũng vừa mở rộng sang Indonesia.

Giao diện sàn thương mại Temu

Theo báo cáo “Thương mại điện tử tại Đông Nam Á 2024” của Momentum Works, Việt Nam là thị trường có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất khu vực trong năm 2023, với mức tăng trưởng tổng giá trị hàng hóa (GMV) gần 53% so với cùng kỳ năm trước. Đà tăng trưởng này dự kiến sẽ tiếp tục trong năm 2024.

Mặc dù Indonesia vẫn chiếm gần một nửa thị phần thương mại điện tử tại Đông Nam Á, song tốc độ tăng trưởng tại đây đang chậm lại so với Việt Nam. Đây là thị trường mà Temu đang nhắm đến để chiếm lĩnh.

Tuy nhiên, Temu cũng gặp phải thách thức lớn khi chính quyền Indonesia gần đây nhắc lại lệnh cấm đối với nền tảng này nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Điều này tương tự như trường hợp TikTok Shop, nền tảng từng bị cấm ở Indonesia trước khi quay trở lại thông qua việc mua lại công ty địa phương Tokopedia chỉ sau hai tháng.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật