spot_img
15 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh Nghiệp'Siêu ủy ban' hồi sinh 11 đại dự án thua lỗ, từng...

‘Siêu ủy ban’ hồi sinh 11 đại dự án thua lỗ, từng có nguy cơ mất trắng hàng chục nghìn tỷ đồng

Hiện nay, toàn bộ 11/11 dự án, doanh nghiệp được giao Ủy ban trực tiếp xử lý đã được Bộ Chính trị đồng ý chủ trương để thực hiện.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) vừa công bố những đánh giá về kết quả công tác xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả từ thời điểm thành lập vào năm 2018 đến nay.

Theo CMSC, toàn bộ 11/11 dự án, doanh nghiệp yếu kém được giao trực tiếp xử lý đã được Bộ Chính trị phê duyệt chủ trương “hồi sinh”. Kết quả, nhiều dự án không chỉ thoát khỏi tình trạng khó khăn mà còn đạt lãi, tạo công ăn việc làm, đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước.

Danh sách 12 dự án yếu kém gồm: Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 – Hải Phòng, DAP số 2 – Lào Cai, Nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình, dự án cải tạo và mở rộng Nhà máy sản xuất Đạm Hà Bắc, dự án mở rộng giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên, Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Nhà máy thép Việt Trung, Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, Nhà máy Sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất, Bình Phước, Phú Thọ, và Nhà máy Bột giấy Phương Nam.

tisco.jpg
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh kiểm tra thực địa, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xử lý dứt điểm Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2)

Những dự án này từng gây bức xúc trong dư luận bởi nguy cơ mất trắng hàng chục nghìn tỷ đồng vốn Nhà nước. Năm 2017, tổng vốn chủ sở hữu của 12 dự án âm 33,41 tỷ đồng, trong khi tổng nợ phải trả vượt 58.500 tỷ đồng.

Với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công thương, Ủy ban đã triển khai thực hiện 11/12 dự án hiện (riêng dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam do Bộ Công thương xử lý).

Hiện nay, toàn bộ 11/11 dự án, doanh nghiệp được giao Ủy ban trực tiếp xử lý đã được Bộ Chính trị đồng ý chủ trương để thực hiện. Sau khi có phương án xử lý, một số dự án, doanh nghiệp đã có lãi, giảm lỗ lũy kế, đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước, giảm dư nợ trung hạn và dài hạn của các dự án/doanh nghiệp, bảo đảm duy trì việc làm, đời sống cho hàng nghìn lao động, góp phần ổn định chính trị – xã hội tại địa phương.

long-thanh.jpg
Đoàn công tác Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra tiến độ Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành

Song song với đó, nhiều dự án lớn khác bị đình trệ cũng được CMSC chủ động phối hợp với các bộ, ngành và báo cáo lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ. Điển hình là các dự án trọng điểm như Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy Điện Ô Môn IV, dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành (giai đoạn 1 – Thành phần 3), Nhà ga hành khách T3 Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, dự án mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên, Nhà ga T2 Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, và dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.

>>Chấm dứt hoạt động Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, số phận 19 tập đoàn, tổng công ty ra sao?

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật