spot_img
24 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpThành phố lớn thứ hai cả nước đón dòng vốn đầu tư...

Thành phố lớn thứ hai cả nước đón dòng vốn đầu tư hơn 5,88 tỷ USD từ Nhật Bản

TP. HCM đang huy động nguồn lực, thu hút đầu tư nhằm phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế cạnh tranh.

Tại buổi đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giữa UBND TP. HCM và cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản, số liệu công bố cho thấy Nhật Bản hiện có 1.767 dự án còn hiệu lực tại TP. HCM, với tổng vốn đầu tư hơn 5,88 tỷ USD. Nhật Bản hiện đứng thứ ba trong số 127 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư nước ngoài tại TP. HCM.

Ông Nakagawa Motohisa, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Môi trường kinh doanh của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản, cho biết các doanh nghiệp Nhật đang chuyển dần từ lĩnh vực sản xuất chế tạo sang các ngành dịch vụ, đặc biệt là bán lẻ. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của việc Bộ Công Thương soạn thảo các văn bản hướng dẫn, đảm bảo tính thống nhất giữa pháp luật Việt Nam và các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, nhằm mở ra thêm nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp hai nước.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn hợp tác cùng thành phố trong các hoạt động chuyển đổi và tăng trưởng xanh. Đồng thời, họ đề nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ tăng tỷ lệ cung ứng nội địa sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

Doanh nghiệp Nhật Bản cũng kiến nghị cơ quan thuế đẩy nhanh việc phát hành hóa đơn VAT, cải thiện tốc độ xử lý thủ tục xuất nhập cảnh, và khắc phục tình trạng đóng bảo hiểm xã hội hai lần.

Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Võ Văn Hoan nhấn mạnh, các nhà đầu tư cần định hướng chuyển đổi sang các ngành công nghệ cao để phù hợp với chiến lược phát triển của thành phố. TP. HCM đang xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi hoặc hoạt động ổn định ở các ngành công nghệ cao.

>> Vừa mở 2 trung tâm AI và dữ liệu, Nvidia ‘rục rịch’ tuyển dụng hàng loạt vị trí tại Việt Nam

Thành phố lớn thứ hai cả nước đón dòng vốn đầu tư hơn 5,88 tỷ USD từ Nhật Bản
Nhật Bản đầu tư 5,88 tỷ USD vào TP. HCM

Lãnh đạo thành phố cũng công bố định hướng phát triển trung tâm công nghiệp công nghệ cao, bao gồm 4 ngành công nghiệp trọng điểm hiện tại (sản xuất điện tử; hóa dược, cao su, nhựa; cơ khí chính xác; chế biến thực phẩm và đồ uống) và 5 ngành công nghiệp công nghệ cao mới (công nghệ sinh học, dược phẩm, tự động hóa – robotics, công nghiệp bán dẫn, và công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao).

Ngoài ra, TP. HCM cũng tập trung phát triển 6 ngành dịch vụ hỗ trợ có tiềm năng lớn, gồm du lịch y tế; tài chính, bảo hiểm, ngân hàng; thương mại điện tử; y tế và chăm sóc sức khỏe; vận tải và logistics; công nghệ giáo dục.

TP. HCM đang huy động nguồn lực, thu hút đầu tư nhằm phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế cạnh tranh. Thành phố tập trung phát triển các lĩnh vực như thị trường tiền tệ, hệ thống ngân hàng, thị trường vốn và thị trường hàng hóa.

Ngoài ra, TP. HCM đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ số và công nghệ thông tin, phát triển dịch vụ an ninh mạng, phần mềm, và cơ sở hạ tầng cao. Thành phố cũng định hướng mở rộng nền tảng AI, công cụ kiểm soát chất lượng phần mềm cho thị trường quốc tế, và xây dựng trung tâm quốc gia về điện toán đám mây.

Bên cạnh các lĩnh vực công nghệ, TP. HCM còn đầu tư phát triển trung tâm du lịch quốc tế, hướng tới trở thành điểm đến hàng đầu châu Á với các trải nghiệm du lịch sống động.

TP. HCM là thành phố trực thuộc Trung ương, thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.095km2, rộng thứ 2 Việt Nam, chỉ sau thành phố Hà Nội. Nhờ điều kiện tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật