spot_img
18 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpThêm 1 Tổng Giám đốc bị khởi tố, VEAM (VEA) đang kinh...

Thêm 1 Tổng Giám đốc bị khởi tố, VEAM (VEA) đang kinh doanh ra sao?

Trước đó tháng 6/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố, bắt tạm giam ông Phan Thanh Hà, Tổng Giám đốc VEAM (VEA).

Ngày 6/12/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án liên quan đến Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM – VEA), xác định các sai phạm trong việc “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Cơ quan điều tra đã đề nghị VKSND cùng cấp truy tố các bị can liên quan.

Lãnh đạo VEAM liên tục bị khởi tố

Theo đó, hai bị can, Nguyễn Thanh Giang (cựu Tổng Giám đốc VEAM) và Hồ Mạnh Tuấn (cựu Trưởng phòng Kỹ thuật VEAM) bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Theo kết luận điều tra, năm 2005 và năm 2011, ông Nguyễn Thanh Giang đã tự ý quyết định mua 305 bộ khuôn dập các chi tiết của cabin ô tô từ nước ngoài mà không có sự phê duyệt cần thiết.

Dù đã đưa về và lưu giữ tại nhà máy ô tô VEAM tại Thanh Hóa, nhưng 305 bộ khuôn này đã không có giá trị sử dụng và để tồn kho từ năm 2004 đến nay, gây thất thoát gần 27 tỷ đồng cho công ty.

Chiều 6/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội thông tin đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM – mã chứng khoán VEA), đồng thời đề nghị VKSND cùng cấp truy tố các bị can liên quan.

Đề nghị truy tố cựu Tổng Giám đốc công ty ô tô vốn hóa hơn 50.000 tỷ đồng
Tang vật của vụ án (nguồn: Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội)

>> Đề nghị truy tố cựu Tổng Giám đốc công ty ô tô vốn hóa hơn 50.000 tỷ đồng

Trước đó, ngày 10/6 VEAM nhận được thông báo của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội về việc ông Phan Phạm Hà, Tổng Giám đốc, bị khởi tố, bắt tạm giam tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ.

Thêm 1 Tổng Giám đốc bị khởi tố, VEAM (VEA) đang kinh doanh ra sao? - ảnh 2

Ông Phan Phạm Hà

>> Ông Phan Phạm HàVEAM (VEA) kinh doanh ra sao trước khi Tổng Giám đốc bị khởi tố?VEAM (VEA) kinh doanh ra sao trước khi Tổng Giám đốc bị khởi tố?

VEAM đang kinh doanh ra sao?

VEAM hiện có vốn điều lệ 13.288 tỷ đồng, trong đó Bộ Công Thương nắm giữ 88,47%, phần còn lại thuộc các cổ đông khác. Mặc dù cổ phiếu VEAM không được giao dịch nhiều trên thị trường chứng khoán, nhưng thanh khoản của cổ phiếu này vẫn khá ổn định, với khoảng 741.000 cổ phiếu giao dịch mỗi phiên trong 10 phiên gần đây.

Hiện tại, giá cổ phiếu VEAM đang giao dịch quanh mức 38.300 đồng/cổ phiếu, kéo theo vốn hóa doanh nghiệp đạt khoảng 50.900 tỷ đồng.

Thêm 1 Tổng Giám đốc bị khởi tố, VEAM (VEA) đang kinh doanh ra sao? - ảnh 3
Diễn biến giá cổ phiếu VEA trong 1 năm gần đây

>> Cổ phiếu lập đỉnh lịch sử, VEAM (VEA) dự chi 6.600 tỷ đồng trả cổ tức

VEAM được biết đến với việc chi trả cổ tức rất cao, nhờ vào các khoản đầu tư sinh lời khổng lồ từ các liên doanh với Ford, Honda, và Toyota tại Việt Nam. Những ‘con gà đẻ trứng vàng’ nay mang về hàng nghìn tỷ đồng cổ tức mỗi năm cho VEAM.

Thêm 1 Tổng Giám đốc bị khởi tố, VEAM (VEA) đang kinh doanh ra sao? - ảnh 4

Kết quả kinh doanh của VEAM

Những khoản đầu tư sinh lãi lớn của VEAM chủ yếu đến từ Ford Việt Nam, Honda Việt Nam và Toyota Việt Nam. Trong đó chỉ tính riêng giá trị thuần theo phương pháp vốn chủ sở hữu, khoản đầu tư 359 tỷ đồng vào Honda Việt Nam đã “phình” to gấp 12 lần, lên 4.280 tỷ đồng. Các khoản đầu tư vào Ford và Toyota đều tăng gấp đôi về giá trị.

Giá trị đầu tư chỉ đang tính ‘tạm lãi’, nhưng khoản cổ tức khủng hàng năm thu về đã là con số hiện hữu. Riêng 9 tháng đầu năm 2024, Honda Việt Nam mang về 2.539 tỷ đồng cổ tức cho VEAM. Năm 2023, Honda mang về cho VEAM hơn 2.900 tỷ đồng cổ tức (năm 2022 gần 2.200 tỷ đồng).

>> VEAM (VEA) đón dàn lãnh đạo mới sau biến động Tổng Giám đốc bị khởi tốVEAM (VEA) đón dàn lãnh đạo mới sau biến động Tổng Giám đốc bị khởi tố

Kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ

Dù lãi lớn hàng nghìn tỷ đồng đều đặn hàng năm, nhưng báo cáo tài chính VEAM vẫn bị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ. Những năm gần đây các BCTC của VEAM được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn UHY.

Một trong những vấn đề được kiểm toán ngoại trừ là việc VEAM chưa đánh giá đầy đủ khả năng thu hồi đối với các khoản phải thu quá hạn lên đến hơn 45,9 tỷ đồng, hay chưa đánh giá được giá trị thuần của hàng tồn kho chậm luân chuyển trị giá hơn 71,7 tỷ đồng.

Ngoài ra, VEAM còn gặp phải một số khoản chi phí treo, như chi phí lãi vay, khấu hao và tiền thuê đất của nhà máy sắt xốp đã ngừng hoạt động từ năm 2015, tổng giá trị lên đến hơn 466 tỷ đồng. Kiểm toán không thể xác định liệu các khoản mục này có cần điều chỉnh hay không.

Ngoài ra, kiểm toán cũng nêu vấn đề nhấn mạnh về dự án đầu tư sản xuất máy kéo 4 bánh hạng trung đang tồn đọng, chi phí xây dựng dở dang…

>> VEAM (VEA) trả mức cổ tức bất ngờ, Bộ Công Thương chuẩn bị nhận về 4.900 tỷ đồng

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật