Quảng Ninh đang đặt mục tiêu phát triển hệ thống cảng biển với quy mô từ 27-30 bến cảng, bao gồm 54-60 cầu cảng, tổng chiều dài dao động từ 12.285-13.616m. Định hướng đến năm 2050, hệ thống cảng biển của tỉnh sẽ đáp ứng tốc độ tăng trưởng hàng hóa trung bình từ 5%-5,3% mỗi năm.
Theo quy hoạch, đến năm 2030, tổng nhu cầu sử dụng đất dự kiến khoảng 1.755,2ha, chưa tính đến các khu công nghiệp, logistics gắn liền với cảng. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng mặt nước ước tính vào khoảng 115.136,1ha, bao gồm cả diện tích vùng nước thuộc phạm vi quản lý nhưng không bố trí công trình hàng hải.
Giai đoạn này, tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 34.578 tỷ đồng, trong đó có 6.300 tỷ đồng dành cho hạ tầng hàng hải công cộng và 28.278 tỷ đồng dành cho đầu tư các bến cảng phục vụ dịch vụ xếp dỡ hàng hóa.
Về phát triển luồng hàng hải và bến cảng, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp các tuyến luồng hàng hải quan trọng. Trong đó, tuyến luồng vào các cảng khu vực Cẩm Phả và khu chuyển tải Hòn Nét sẽ được nâng cấp để tiếp nhận tàu trọng tải đến 200.000 tấn. Tuyến luồng Hòn Gai – Cái Lân dự kiến phục vụ tàu đến 50.000 tấn, trong khi tuyến luồng Sông Chanh có thể tiếp nhận tàu cùng tải trọng. Tuyến luồng Vạn Gia được quy hoạch để đón tàu đến 20.000 tấn.
![]() |
Quảng Ninh cần 34.500 tỷ đầu tư xây dựng gần 30 cảng biển. Ảnh minh họa |
Ngoài ra, tỉnh cũng tập trung đầu tư xây dựng các bến cảng tại khu vực Cẩm Phả, Yên Hưng, Vạn Ninh, Hải Hà. Đặc biệt, các bến cảng tại Mũi Chùa và Vân Đồn đang được nghiên cứu để phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Thống kê của Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam cho thấy, Quảng Ninh hiện có 34 cầu cảng cứng với tổng chiều dài gần 7.000m. Trong số đó, 29 cầu cảng phục vụ tổng hợp, hàng rời, container, hàng lỏng và cảng khách, với tổng chiều dài 5.591,2m. Ngoài ra, tỉnh còn có 5 cầu cảng phục vụ nhà máy đóng tàu, tổng chiều dài 1.371m, cùng 186 bến phao, điểm neo đậu chuyển tải và khu tránh trú bão. Đáng chú ý, hiện có 15 bến cảng đang khai thác, đóng góp quan trọng vào lưu lượng hàng hóa thông qua khu vực.
Hệ thống luồng hàng hải tại cảng biển Quảng Ninh khá đa dạng. Tuyến luồng Hòn Gai – Cái Lân có tổng chiều dài 32,57km, bề rộng dao động từ 120-240m, vũng quay tàu đường kính 350m. Tuyến luồng Sông Chanh dài 13,2km, rộng 80m, độ sâu đáy -1,8m theo hệ hải đồ. Tuyến luồng Vạn Gia dài 9,2km, rộng 120m, độ sâu đáy -6m. Tuyến luồng chuyên dùng vào cảng than Cẩm Phả có tổng chiều dài 38,4km, bề rộng từ 110-120m, độ sâu đáy dao động từ -7,4m đến -11m, vũng quay tàu đường kính 400m.
Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn có các tuyến luồng hàng hải chuyên dùng quan trọng như luồng vào Bến cảng Nhà máy xi măng Cẩm Phả, luồng vào bến 500 tấn – Bến cảng xăng dầu B12, luồng vào Bến cảng Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long và luồng vào Bến cảng xăng dầu Cái Lân.
Với tiềm năng phát triển cảng biển lớn cùng chiến lược đầu tư bài bản, Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc, tạo tiền đề thu hút thêm nhiều dự án đầu tư trong tương lai.
Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) là một thước đo (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá sinh hoạt của 63 tỉnh thành và 6 vùng kinh tế – xã hội theo chu kỳ năm. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, khi không tính các thành phố trực thuộc Trung ương, Quảng Ninh là tỉnh có mức sống cao nhất Việt Nam với chỉ số SCOLI đạt 97,94% so với Hà Nội. Chỉ số SCOLI cao nhất là Hà Nội (100%), theo sau là TP. HCM với chỉ số bằng 98,44% của Hà Nội.