-
Nhiều khả năng tổng mức giảm giá của VND so với USD trong cả năm nay chỉ khoảng 2%
-
Việc yêu cầu báo cáo với những giao dịch có giá trị lớn sẽ giúp cơ quan Nhà nước dễ kiểm soát những giao dịch có dấu hiệu đột biến, bất thường và cũng nhằm khiến những hành vi phạm pháp sớm bị ngăn chặn từ trước khi diễn ra
Theo đó, tại sự kiện do Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) phối hợp cùng báo Đầu Tư tổ chức, TS Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh đã có chia sẻ về việc các doanh nghiệp phát triển trong kỷ nguyên xanh. Theo đó, ông Thành cho biết chuyển đổi xanh được xem là một xu hướng tất yếu, mang lại vô vàn lợi ích và cơ hội cho các doanh nghiệp.
“Trước kia chúng ta nói đến thu nhập, tăng trưởng rất quan trọng nhưng hiện tại chúng ta nói đến phát triển bền vững. Trước kia ta nói đến tuyến tính, bây giờ ta nói đến kinh tế tuần hoàn. Chuyển đổi xanh là cuộc cách mạng, và thứ đầu tiên chúng ta phải nghĩ đến chính là cách mạng công nghệ. Tuy nhiên, cả chuyển đổi xanh và chuyển đổi số cái cách mạng cao nhất không phải cách mạng công nghệ mà là cách mạng về thể chế. Bởi nó tại ra một thế giới khác hẳn, một cách thức vận hành khác hẳn.
Làm doanh nghiệp không thể không nghe thị trường. Tiêu dùng bây giờ đòi hỏi hoàn toàn khác, sản phẩm xanh, an toàn và nhân văn sẽ thu hút hơn. Vậy tầng lớp nào là tầng lớp ưu tiên cho sản phẩm xanh? Chính là tầng lớp trung lưu và GenZ. Tầng lớp GenZ bây giờ rất xanh. Các nước đi trước đã đặt ra những tiêu chí, tiêu chuẩn về “xanh”, nếu doanh nghiệp không thích ứng, không đảm bảo đủ điều kiện, đồng nghĩa với việc không bán được hàng” , ông Thành nhấn mạnh.
TS Võ Trí Thành cũng khẳng định rằng nếu doanh nghiệp không tuân thủ theo thị trường chuyển dịch theo xu hướng xanh mà vẫn bán được hàng chắc chắn một thời gian sau cũng không thể cạnh tranh nổi. Vì có thể doanh nghiệp đó sẽ không vay được vốn hoặc vay vốn rất khó khăn vì vốn xanh sẽ được ưu tiên hơn.
Tuy nhiên, phát triển xanh có lợi ích lớn nhưng thách thức cũng vô bờ. Có thể kể đến như sự mâu thuẫn giữa các quy định, sự không thích ứng của mô hình kinh doanh truyền thống… Trước thực tế này, ông Thành cho biết bản thân doanh nghiệp phải cần có sự chủ động lớn.
“Vừa rồi, tôi đi khảo sát ở một số địa phương để báo cáo Chính phủ về kinh tế bền vững. Nhiều doanh nghiệp chia sẻ rằng nhận thức rất rõ ràng về phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn nhưng vẫn đang chờ cơ chế để làm. Đến bây giờ kế hoạch hành động, hay thí điểm kinh tế tuần hoàn vẫn “đang ở trên bàn” chưa được phê duyệt. Nhưng nếu cứ chờ thì đến bao giờ? Vì thị trường nó đâu có chờ chúng ta, “khát vọng Việt Nam 2045” đâu có chờ, cam kết NetZero cũng đâu có chờ.
Theo đó, doanh nghiệp cần phải chủ động lớn, nếu cứ chờ, thị trường sẽ tự động đào thải. Đến bây giờ, nhiều doanh nghiệp đã bắt tay vào làm chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn và họ vẫn làm điều đó. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp phải “vừa làm vừa chạy”, không thể chờ được” , Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho hay.
Kết quả khảo sát nhanh các doanh nghiệp của Viet Research cho thấy, có 65,5% doanh nghiệp nhận định rằng đầu tư vào hình ảnh thương hiệu giúp tạo sự khác biệt và thu hút ứng viên tiềm năng. Một thương hiệu uy tín không chỉ khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường lao động, mà còn góp phần giữ chân nhân viên bằng việc tạo ra môi trường làm việc tích cực và bền vững.
Trong vòng 3 năm tới, 75,9% doanh nghiệp dự đoán rằng các chính sách môi trường và phát triển bền vững sẽ có ảnh hưởng lớn đến phương thức làm việc của người lao động. Các doanh nghiệp nhận thức rõ ràng việc tích hợp các yếu tố bền vững không chỉ giúp hạn chế tác động lên môi trường mà còn góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp thân thiện và có trách nhiệm với cộng đồng.