spot_img
25 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpViệt Nam chi số tiền 'khủng' để đào tạo gần 14.000 nhân...

Việt Nam chi số tiền ‘khủng’ để đào tạo gần 14.000 nhân sự vận hành đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam có vận tốc thiết kế 350km/h, với tổng chiều dài khoảng 1.541km.

Ngày 1/10, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức buổi cung cấp thông tin về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ có vận tốc thiết kế 350 km/h, với tổng chiều dài khoảng 1.541km, đường đôi khổ 1.435mm và sử dụng điện khí hóa.

Bộ GTVT dự kiến cần khoảng 180.000 lao động cho giai đoạn xây dựng dự án. Trong quá trình vận hành và khai thác, cần khoảng 13.880 nhân sự, cùng với 700 nhân viên quản lý và 1.200 kỹ sư tư vấn.

Kế hoạch đào tạo nhân sự cho dự án đã được tính toán, với tổng kinh phí dự kiến khoảng 348 triệu USD. Trong đó, doanh nghiệp khai thác dự án sẽ vay lại khoảng 340 triệu USD để đào tạo cho 13.880 nhân sự phục vụ công tác quản lý, vận hành và khai thác tuyến đường.

>> Đường sắt cao tốc Bắc – Nam 67 tỷ USD: Huy động nguồn vốn từ đâu?

Việt Nam chi số tiền 'khủng' để đào tạo gần 14.000 nhân sự vận hành đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ có vận tốc thiết kế 350 km/h. Ảnh vẽ từ AI

Về phương án đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải đã phân tích hai kịch bản và quyết định chọn phương án đầu tư toàn tuyến, với mục tiêu cơ bản hoàn thành vào năm 2035. Đây là một thay đổi lớn so với các đề xuất trước đó, là đặt mục tiêu hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2045.

Về nguồn vốn, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất sử dụng ngân sách Nhà nước, bao gồm cả vốn trung ương và vốn góp của các địa phương, đồng thời huy động thêm các nguồn vốn có chi phí thấp và ít ràng buộc.

Trong quá trình xây dựng và vận hành, dự án sẽ kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các khu dịch vụ, thương mại tại các nhà ga, cũng như đầu tư thêm phương tiện khi cần thiết để khai thác hiệu quả tuyến đường.

Dự án sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp vào tháng 10/2024. Sau đó, kế hoạch đấu thầu lựa chọn tư vấn quốc tế và lập báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ diễn ra trong giai đoạn 2025-2026.

Công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư sẽ được triển khai từ năm 2027, với mục tiêu khởi công vào cuối năm đó và hoàn thành xây dựng toàn tuyến vào năm 2035.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật