Nếu vài năm trước, công trình xanh ở Việt Nam còn là khái niệm mới mẻ, thậm chí có phần xa vời, thì đến năm 2024, câu chuyện đã thay đổi hoàn toàn. Lĩnh vực này đang chứng kiến sự bùng nổ chưa từng thấy với 163 công trình được cấp chứng nhận chỉ trong vòng một năm, gấp đôi so với năm 2023 và gấp ba lần năm 2022. Không phải con số nào cũng biết nói, nhưng với lĩnh vực công trình xanh, nơi từng chỉ có 1–2 dự án mỗi năm suốt cả một thập kỷ, thì đây thực sự là một cú nhảy vọt.
Theo EDGE và IFC (thuộc Ngân hàng Thế giới), Việt Nam đã có 559 công trình xanh được chứng nhận vào cuối năm 2024, vượt xa chỉ tiêu Chính phủ từng đề ra cho năm 2025 lẫn 2030. Có thể nói, tốc độ chuyển mình này không chỉ là minh chứng cho cam kết giảm phát thải, mà còn cho thấy các doanh nghiệp, chủ đầu tư đã bắt đầu nhìn thấy giá trị thực sự của phát triển bền vững cả về kinh tế lẫn xã hội.
Công nghiệp – Mảnh ghép tăng tốc
Đáng chú ý là khu vực công nghiệp lại đang dẫn đầu làn sóng này. Hơn 56% diện tích công trình xanh hiện tại là nhà máy, nhà kho, xưởng sản xuất với một tỉ lệ khiến nhiều người bất ngờ. Nhưng nếu nhìn vào xu thế chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, làn sóng FDI, và áp lực về tiêu chuẩn môi trường từ các đối tác quốc tế, thì điều này hoàn toàn dễ hiểu. Các tòa nhà văn phòng và chung cư xanh cũng bắt đầu chiếm tỷ trọng đáng kể cho thấy một thay đổi từ “cái nhìn mang tính khẩu hiệu” sang hành động cụ thể, đến từ cả phía doanh nghiệp lẫn người dân.
Tiêu chuẩn xanh: Không còn là lựa chọn
Hiện tại, các công trình ở Việt Nam đang chủ yếu áp dụng ba hệ thống chứng nhận: EDGE (chiếm khoảng 42%), LEED (39%), và Green Mark từ Singapore (14%). Việc áp dụng linh hoạt nhiều hệ thống giúp thị trường tiếp cận đa dạng tiêu chuẩn quốc tế, và cũng buộc các nhà cung cấp vật liệu, thiết bị phải nâng cấp theo. (Nguồn: EDGE Buildings, IFC, World Bank Group).
Một trong những điểm sáng nổi bật trong dòng chảy đó chính là CADIVI – thương hiệu dây cáp điện uy tín và lâu đời tại Việt Nam – đạt chứng nhận SGBP (Singapore Green Building Product) được cấp bởi Hội Đồng Công trình Xanh Singapore (SGBC).
![]() |
Chứng nhận SGBP – Bước tiến chiến lược của CADIVI |
CADIVI – Khi dây cáp điện cũng có thể “xanh”
Dây cáp điện vốn được xem là sản phẩm có tính kỹ thuật cao, ít được chú ý trong các giải pháp xanh, thế nhưng với CADIVI, dây cáp điện hoàn toàn có thể trở thành một phần của hệ sinh thái công trình xanh. Để được chứng nhận SGBP (Singapore Green Building Product), sản phẩm của CADIVI phải vượt qua các tiêu chí cực kỳ khắt khe: từ tối ưu năng lượng trong sản xuất, kiểm soát hàm lượng chất độc hại như chì, kim loại nặng… đến khả năng tái chế và độ an toàn điện.
![]() |
Các tiêu chí sản phẩm LF và LSHF đã đạt được trong quá trình thẩm định chứng nhận “Nhãn xanh” |
Hai dòng sản phẩm nổi bật nhất là dây điện không chì LF và dây điện chậm cháy, ít khói, không chứa halogen LSHF – vừa an toàn, vừa thân thiện môi trường. Chứng nhận SGBP không chỉ giúp CADIVI nâng tầm thương hiệu, mà còn mở ra cơ hội tham gia vào các dự án xanh tại Việt Nam và trong khu vực.
Theo TS. Phùng Anh Tuấn (Đại học Bách Khoa Hà Nội) tại sự kiện ra mắt sản phẩm mới của CADIVI, vật liệu xanh là nền tảng cho mọi công trình xanh. Nhưng thực tế, thị trường Việt Nam vẫn đang thiếu nhiều thứ: Từ cơ sở hạ tầng tái chế, hệ thống nhãn xanh, cho đến nguồn cung và nhân lực kỹ thuật. Chính vì vậy, sự chủ động từ phía doanh nghiệp như cách CADIVI nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, xây dựng mô hình sản xuất không rác thải nhựa, giảm CO₂ trong chuỗi phân phối, đóng vai trò rất quan trọng.
Vai trò doanh nghiệp trong kỷ nguyên xanh
TS. Trần Quốc Tuấn (Chủ tịch Hội Khoa học và Tiêu chuẩn Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng doanh nghiệp chính là “trục xoay” của chuyển đổi xanh. Việc tích hợp các tiêu chuẩn như ISO 14000, hay chủ động đáp ứng yêu cầu môi trường của thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản… sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ đứng vững trong nước mà còn vươn ra quốc tế.
Trong khi đó, Nhà nước cũng đang vào cuộc. Công điện 17/CĐ-TTg mới đây yêu cầu các bộ ngành hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, thúc đẩy sản xuất sạch hơn, và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi. Những chính sách này, nếu được triển khai quyết liệt, sẽ là “cú hích” cho toàn hệ sinh thái xanh của Việt Nam.
Việt Nam – Đã sẵn sàng bước vào kỷ nguyên công trình xanh
Từ góc nhìn hiện tại, có thể nói rằng thị trường công trình xanh ở Việt Nam đang bước vào giai đoạn “bứt tốc”. Không còn là chuyện của một vài doanh nghiệp tiên phong, mà đã trở thành lựa chọn chiến lược của cả một ngành. Khi ý thức cộng đồng tăng lên, tiêu chuẩn ngày càng rõ ràng, và khi những thương hiệu như CADIVI mạnh mẽ tham gia vào cuộc chơi, thì hành trình tiến tới Net Zero 2050 sẽ không còn là một viễn cảnh xa vời.