spot_img
28 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpVietnam Airlines: Tham vọng đạt 106.000 tỷ doanh thu dù tình trạng...

Vietnam Airlines: Tham vọng đạt 106.000 tỷ doanh thu dù tình trạng thiếu máy bay có thể kéo dài tới năm 2025

Vietnam Airlines cho biết, việc giá vé máy bay tăng nằm trong kiểm soát và được tính toán hài hòa.

Trong tài liệu chuẩn bị cho phiên họp thường niên ngày 21/6 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam –Vietnam Airlines, mục tiêu doanh thu năm nay của công ty mẹ ở mức 80.984 tỷ đồng, thu hợp nhất đạt 105.946 tỷ đồng, nếu hoàn thành kế hoạch này sẽ là thành tích kỷ lục về doanh thu từ trước đến nay của Vietnam Airlines. Tuy nhiên, mức lãi công ty mẹ dự kiến chỉ chiếm khoảng 0,1% doanh thu, khoảng 105 tỷ đồng.

Tham vọng doanh thu lỷ lục gần 106.000 tỷ đồng của Vietnam Airlines xây nên trong bối cảnh ngành hàng không vẫn gặp khó, tình trạng thiếu máy bay đang diễn ra. Hãng dự báo năm 2024 sẽ tiếp tục là một năm nhiều khó khăn đồng thời cũng đưa ra hai kịch bản phát triển cao và trung bình cho năm 2024.

Theo kịch bản cao, lượng khách quốc tế tăng gần 20%, đạt 92% so với năm 2019; khách nội địa tăng 13% so với năm 2023. Kịch bản trung bình dự báo khách quốc tế tăng 13%, phục hồi 87% mức trước dịch, và khách nội địa tăng 5,8%.

Máy bay sẽ thiếu hụt đến năm 2025

Tại đại hội cổ đông của Vietnam Airlines, hai vấn đề nổi bật được nhiều cổ đông quan tâm là nguồn cung máy bay thiếu hụt và giá vé máy bay tăng cao. Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, ông Lê Hồng Hà, cho biết tình trạng thiếu hụt máy bay đã diễn ra từ đầu năm 2024 và dự kiến kéo dài đến nửa cuối năm 2025.

Vietnam Airlines: Tham vọng đạt 106.000 tỷ doanh thu dù tình trạng thiếu máy bay có thể kéo dài tới năm 2025
Ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đôc Vietnam Airlines

>> Vietnam Airlines (HVN) muốn phát hành cổ phiếu để huy động vốn, mục đích trả nợ và đầu tư

Vietnam Airlines cho biết, hiện hãng có 11 máy bay A321 đang bị triệu hồi để kiểm tra và 4 máy bay A350 đang trong quá trình bảo dưỡng động cơ. Để duy trì hoạt động, công ty đã tái cơ cấu các đường bay, sắp xếp lại giờ khai thác và tăng giờ bay của mỗi chiếc máy bay. Ông Lê Hồng Hà khẳng định rằng việc tái cơ cấu này vẫn đảm bảo các nguyên tắc an toàn hàng không cơ bản.

Tổng giám đốc Lê Hồng Hà cho biết việc thiếu hụt máy bay dự kiến kéo dài đến tận năm 2027 và việc đặt mua máy bay mới từ Airbus hay Boeing cũng gặp khó khăn, với thời gian giao hàng sớm nhất vào năm 2030. Do đó, công ty đã lên phương án tái cơ cấu đội tàu bay từ nay đến năm 2030. Việc thuê thêm máy bay A321 cũng gặp khó khăn, nên công ty phải tìm các giải pháp khác để đảm bảo hoạt động.

Đại diện của Vietnam Airlines cũng thông tin, các đường bay quốc tế của Vietnam Airlines đã gần như quay trở lại mức trước đại dịch COVID-19. Công ty cũng mở thêm nhiều đường bay quốc tế mới như Hà Nội – Manila và Hà Nội – Ấn Độ. Tháng 10 tới, hãng sẽ mở đường bay thẳng Hà Nội – Munich (Đức) và đang nghiên cứu mở thêm đường bay đến Bắc Âu. Doanh thu từ các đường bay quốc tế tăng trưởng mạnh, đóng góp trên 65% tổng doanh thu của hãng, gần như hồi phục hoàn toàn so với năm 2019.

Giá vé máy bay tăng nằm trong kiểm soát và được tính toán hài hòa

Về giá vé máy bay, ông Đặng Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines, giải thích rằng giá vé đã tăng từ 15% đến 17% tùy thuộc vào đường bay, ngày bay và giờ bay.

Ông Đặng Anh Tuấn cho biết, mặc dù giá vé máy bay đã tăng, nhưng vẫn chỉ ở mức 76% so với giá trần. Nhiều đường bay thậm chí chỉ đạt mức 43% so với giá trần. Trong tháng qua, giá vé trung bình đã giảm khi hãng mở thêm các chuyến bay vào sáng sớm và tối muộn, tạo cơ hội để điều chỉnh giảm giá.

Vietnam Airlines phải cạnh tranh với 2-3 hãng nội địa và khoảng 152 hãng quốc tế, nên không thể quyết định giá vé một cách độc lập. Ông Tuấn nhấn mạnh, công ty không muốn bán vé quá đắt để chỉ phục vụ một số ít khách, nhưng cũng không thể bán quá rẻ để duy trì hiệu quả kinh doanh.

Giá vé máy bay tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Trên thế giới, giá vé đã tăng từ cuối năm 2022, trong khi ở Việt Nam mới bắt đầu tăng từ đầu năm 2024. Mức tăng toàn cầu còn lớn hơn, khoảng 30% trong giai đoạn 2022.

Nguyên nhân chính của việc tăng giá vé là do chi phí nhiên liệu tăng cao. Chi phí nhiên liệu của năm 2024 tăng hơn 5.000 tỷ đồng so với trước dịch COVID-19. Tỷ giá USD/VND tăng cao cũng làm tăng chi phí. Hai yếu tố này cộng lại đã làm tăng chi phí khoảng 7.000 tỷ đồng so với năm 2019. Việc đứt gãy chuỗi cung ứng cũng góp phần làm tăng giá vé.

Ông Tuấn nói:” Tôi cho rằng giá vé máy bay tăng như vừa rồi có tăng nhưng vẫn ở trong mức độ hợp lý, kiểm soát được và nằm trong tính toán hài hòa nhất”.

>> Cổ phiếu HVN vừa trình diễn lại pha ‘bốc đầu’ kiểu Boeing Dreamliner hoàn hảo làm nức lòng cổ đông

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây