spot_img
24.5 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpViettel khởi công tòa nhà 3.000 tỷ đồng tại thành phố lớn...

Viettel khởi công tòa nhà 3.000 tỷ đồng tại thành phố lớn nhất Việt Nam

Toà nhà sẽ là nơi triển khai các lĩnh vực trọng tâm như viễn thông, công nghệ thông tin, logistics, hàng không vũ trụ…

Ngày 1/7, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tổ chức Lễ khởi công Tòa nhà Viettel Đà Nẵng tại khu vực bờ Đông sông Hàn, TP. Đà Nẵng.

Sự kiện này đánh dấu bước đi chiến lược trong lộ trình phát triển hạ tầng công nghệ cao của Viettel tại khu vực miền Trung. Đây cũng là toà nhà văn phòng công nghệ cao hiện đại nhất tại Đà Nẵng, chào mừng thành phố chuyển sang vận hành theo mô hình chính quyền mới sau quá trình sáp nhập.

Tòa nhà có kiến trúc ấn tượng, lấy cảm hứng từ chữ V, bao gồm hai khối chính tích hợp đầy đủ chức năng phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ lõi, thử nghiệm sản phẩm, vận hành trung tâm dữ liệu, đồng thời là nơi làm việc của đội ngũ chuyên gia, kỹ sư và nhà nghiên cứu công nghệ cao.

Viettel khởi công tòa nhà 3.000 tỷ đồng tại thành phố lớn nhất Việt Nam
Phối cảnh toà nhà mới của Viettel tại Đà Nẵng. Nguồn: Viettel

>> Viettel huy động 5.000 nhân viên thần tốc triển khai ‘dự án lịch sử’

Công trình sẽ là nơi triển khai các lĩnh vực trọng tâm như viễn thông, công nghệ thông tin, logistics, hàng không vũ trụ, điện tử viễn thông, trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, điện toán đám mây…

Viettel định hướng phát triển nơi đây thành hệ sinh thái mở, thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, ươm tạo giải pháp và đào tạo nhân lực công nghệ cho toàn khu vực.

Dự án gồm hai tòa tháp cao 18 tầng nổi và 2 tầng hầm, với tổng diện tích sàn xây dựng đạt 80.000m2, tổng vốn đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng.

Phát biểu tại lễ khởi công, Thiếu tướng Tào Đức Thắng – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel – nhấn mạnh: “Chúng tôi tin tưởng rằng, sau khi được hoàn thiện, tòa nhà này không chỉ là một công trình kiến trúc có tính thẩm mỹ cao, mà sẽ trở thành biểu tượng cho khát vọng chinh phục công nghệ, cho sự đổi mới sáng tạo không ngừng, góp phần vào mục tiêu đưa Thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ vươn tầm khu vực, song hành cùng thế giới.”

Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 ban hành nêu danh sách 6 thành phố trực thuộc Trung ương sau khi sáp nhập tỉnh thành. Trong đó, 2 thành phố trực thuộc Trung ương được giữ nguyên sau sáp nhập tỉnh thành là TP. Hà Nội và TP. Huế.

4 thành phố có sự thay đổi khi được mở rộng, hợp nhất với các tỉnh lân cận là TP. Hải Phòng (hợp nhất tỉnh Hải Dương), TP. Đà Nẵng (hợp nhất với tỉnh Quảng Nam), TP. HCM (hợp nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương), TP. Cần Thơ (hợp nhất với tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang).

Như vậy sau sáp nhập, Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích lớn nhất, chạm mốc 11.859,6km2, tiếp đến là TP. HCM (6.772,6km2), Cần Thơ (6.360,8km2), Huế (4.947,1km2) và Hà Nội (3.359,8km2).

>> Sang Việt Nam công tác, lãnh đạo Ấn Độ sử dụng cả tiếng Việt, có nhận xét thẳng thắn về Tập đoàn Viettel

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật