spot_img
22.5 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpVIMC: Từ con tàu suýt đắm vì lỗ lũy kế 23.000 tỷ...

VIMC: Từ con tàu suýt đắm vì lỗ lũy kế 23.000 tỷ đến doanh nghiệp dẫn đầu ngành cảng biển Việt Nam

Từng bên bờ vực khủng hoảng, VIMC đã vươn lên đạt giá trị vốn hóa hơn 100.000 tỷ đồng.

Chiều 10/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC – MVN)) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025). Nhân dịp này, VIMC vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì – phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, ghi nhận những đóng góp quan trọng trong hành trình phát triển ngành hàng hải và kinh tế biển quốc gia.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Anh Sơn – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị VIMC xúc động nhìn lại chặng đường ba thập kỷ đầy thử thách. “Ba mươi năm, một hành trình không lặng sóng. Có những giai đoạn rực rỡ nhưng cũng có lúc VIMC phải ngụp lặn trong tận cùng khó khăn”, ông nói.

VIMC: Từ con tàu suýt đắm vì lỗ lũy kế 23.000 tỷ đến doanh nghiệp dẫn đầu ngành cảng biển Việt Nam
Chủ tịch Lê Anh Sơn phát biểu tại buổi lễ

Ông nhắc lại giai đoạn VIMC từng đứng bên bờ vực khủng hoảng tài chính khi lỗ lũy kế vượt 23.000 tỷ đồng, nợ phải trả lên tới 66.000 tỷ đồng.

“Nhưng chính trong thời khắc đen tối ấy, tinh thần của những con người mang trong mình lòng tự tôn nghề biển đã vực dậy con tàu này và tiếp tục chèo lái nó đi xa hơn”, Chủ tịch VIMC chia sẻ.

Bằng loạt giải pháp tái cấu trúc quyết liệt, VIMC tập trung trở lại ba trụ cột chiến lược gồm cảng biển, vận tải biển và dịch vụ hàng hải. Song song, doanh nghiệp đẩy mạnh quản trị hiện đại và lấy khách hàng làm trung tâm. Từ vị thế âm vốn chủ sở hữu, VIMC đã vươn lên đạt giá trị vốn hóa hơn 100.000 tỷ đồng vào đầu năm 2025, trở thành doanh nghiệp đại chúng quy mô dẫn đầu trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam.

Tại sự kiện, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của VIMC trong suốt 30 năm qua, đặc biệt là vai trò tiên phong trong phát triển hạ tầng logistics và thúc đẩy thương mại quốc tế. “Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã vượt qua không ít khó khăn, thử thách bằng tinh thần sáng tạo, quyết tâm và đoàn kết – trở thành doanh nghiệp trụ cột trong kinh tế biển của đất nước”, ông phát biểu.

Được thành lập ngày 29/4/1995 với tên gọi ban đầu là Vinalines, VIMC ra đời từ việc hợp nhất các doanh nghiệp vận tải biển, khai thác cảng và dịch vụ hàng hải. Khởi đầu với vốn điều lệ dưới 1.500 tỷ đồng, đội tàu 49 chiếc với tổng trọng tải 400.000DWT, VIMC từng đối mặt nhiều giới hạn về năng lực vận hành.

Đến nay, Tổng công ty đã phát triển thành một hệ sinh thái hàng hải lớn với 33 doanh nghiệp thành viên, trong đó có 18 công ty con, 13 công ty liên kết. VIMC sở hữu đội tàu 59 chiếc, tổng trọng tải khoảng 1,3 triệu DWT – chiếm khoảng 21% tổng công suất đội tàu biển Việt Nam. Hệ thống cảng và logistics trải dài từ Bắc vào Nam, nắm cổ phần chi phối tại các cảng trọng điểm như Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, CICT Lào Cai…

Năm 2024, VIMC ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 16.961 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 2.629 tỷ đồng, tăng 55%. Những con số này tiếp tục củng cố vai trò tiên phong của VIMC trong hành trình vươn ra biển lớn.

>>Lãi lớn 1.300 tỷ năm 2024, VIMC ‘chốt’ trả lương tiền tỷ cho toàn bộ thành viên HĐQT và Ban Giám đốc

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật