spot_img
21.4 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpVinFast thần tốc mở rộng tại Indonesia, CEO GoTo - công ty...

VinFast thần tốc mở rộng tại Indonesia, CEO GoTo – công ty mẹ Gojek – nói ‘không nao núng’

VinFast đang mở rộng nhanh chóng tại Indonesia, từ việc khai trương các đại lý, xây dựng nhà máy sản xuất, đến phát triển mạng lưới 100.000 trạm sạc trên toàn quốc.

Theo thông tin từ trang Techinasia, Patrick Walujo, Tổng Giám đốc Điều hành GoTo – công ty mẹ của Gojek, đã bày tỏ sự tự tin trước việc VinFast gia nhập thị trường vận tải Indonesia. Ông khẳng định không coi hãng xe điện Việt Nam là đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Khác biệt trong mô hình kinh doanh

Phát biểu tại hội nghị DealStreetAsia: Indonesia PE-VC Summit 2025, Walujo cho biết: “Chúng tôi cạnh tranh với VinFast tại Việt Nam. Họ đã tung ra một sản phẩm tốt và chúng tôi tin rằng họ cũng sẽ cạnh tranh được tại Indonesia”.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng VinFast và Gojek khác nhau về mô hình kinh doanh. “VinFast đến từ ngành sản xuất ô tô, trong khi chúng tôi tập trung vào việc cung cấp dịch vụ vận chuyển dựa trên ứng dụng, với sự linh hoạt để cung cấp cho khách hàng nhiều thương hiệu xe khác nhau”, Walujo giải thích.

VinFast thần tốc mở rộng tại Indonesia, CEO GoTo - công ty mẹ Gojek - nói 'không nao núng'
Tổng Giám đốc Điều hành GoTo – công ty mẹ của Gojek, đã bày tỏ sự tự tin trước việc VinFast gia nhập thị trường vận tải Indonesia

Những bình luận này được đưa ra trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng trên thị trường gọi xe tại Indonesia.

VinFast “thần tốc” mở rộng tại Indonesia

Indonesia với hơn 277 triệu người, hiện là quốc gia có dân số đông thứ 4 thế giới cũng là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Đây là một trong những thị trường trọng điểm đang được VinFast quan tâm.

Tháng 2/2024, VinFast đã có màn ra mắt thành công tại thị trường này trong khuôn khổ Triển lãm Ô tô Quốc tế Indonesia (IIMS) 2024. Ngày 2/4, đại lý VinFast đầu tiên tại Indonesia đã chính thức khai trương.

Chỉ sau đó 5 tháng, vào ngày 15/7, VinFast đã khởi công xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện tại Subang, Tây Java, với số vốn đầu tư ban đầu khoảng 200 triệu USD, công suất 50.000 xe mỗi năm. Nhà máy dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ quý IV/2025, sản xuất các dòng xe VF 3, VF 5, VF 6 và VF 7 phiên bản tay lái nghịch.

>>VinFast được vinh danh tại Indonesia chỉ sau 10 tháng gia nhập thị trường

VinFast thần tốc mở rộng tại Indonesia, CEO GoTo - công ty mẹ Gojek - nói 'không nao núng'
VinFast khởi công nhà máy tại Indonesia

Đặc biệt, tháng 12/2024, V-GREEN của tỉ phú Phạm Nhật Vượng – nhà sáng lập VinFast và tập đoàn đa ngành Prime Group đã công bố Biên bản ghi nhớ (MoU) về việc phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia.

Theo thỏa thuận, hai bên sẽ hợp tác nghiên cứu và thảo luận, hướng tới mục tiêu phát triển khoảng 100.000 trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia trong vòng 3 năm tới với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 1,2 tỷ USD.

Việc phát triển hạ tầng trạm sạc là nước đi chiến lược của VinFast trong quá trình chinh phục thị trường Indonesia tiềm năng.

Không chỉ vậy, cũng trong tháng 12/2024, Xanh SM – công ty con của Vingroup, chính thức ra mắt tại thị trường Indonesia, đánh dấu quốc gia quốc tế thứ hai sau Lào mà hãng taxi điện này hiện diện.

Đại diện Xanh SM nhấn mạnh lợi thế của hãng là hãng taxi điện tiên phong tại thị trường gọi xe công nghệ đầy sôi động như Indonesia. Ngoài việc cung cấp dịch vụ đặt xe thông qua một ứng dụng trực tuyến riêng, Xanh SM cũng sở hữu đội ngũ tài xế được đào tạo bài bản nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

Gojek và quyết định rút khỏi Việt Nam

Tại Việt Nam, vào tháng 9/2024, Gojek đã quyết định rút khỏi Việt Nam sau 6 năm hoạt động. Đại diện Gojek cho biết, tập đoàn mẹ GoTo đưa ra quyết định này nhằm đánh giá lại sự hiện diện trên thị trường và tối ưu hóa tăng trưởng.

Gojek được thành lập năm 2010 tại Indonesia, ban đầu tập trung vào các dịch vụ chuyển phát và gọi xe, trước khi phát triển thành nền tảng dịch vụ theo yêu cầu hàng đầu của Indonesia.

Gojek mở rộng sang Việt Nam vào năm 2018 với tên gọi GoViet, nhưng dần gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ lớn như Grab và Be, sau đó là sự bùng nổ mạnh mẽ của Xanh SM từ năm 2023.

Dù đã thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí mạnh mẽ, bao gồm sa thải hàng nghìn nhân viên và giảm đáng kể chi tiêu tiếp thị, Gojek vẫn chưa đạt được lợi nhuận ròng dương, buộc công ty phải tái cơ cấu chiến lược để tập trung nguồn lực vào các thị trường trọng điểm.

>>Ông lớn ngoại rút lui, nội thoái trào, ai đủ sức cạnh tranh với tỷ phú Phạm Nhật Vượng?

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật