spot_img
29 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếCác 'ông lớn' khai khoáng Trung Quốc đổ vốn vào Zimbabwe bất...

Các ‘ông lớn’ khai khoáng Trung Quốc đổ vốn vào Zimbabwe bất chấp giá lithium giảm 90%

Mặc dù giá lithium giảm mạnh khiến một số dự án sản xuất trên toàn thế giới phải đóng cửa hoặc trì hoãn, các “ông lớn” Trung Quốc vẫn tỏ rõ quyết tâm tăng cường chuỗi cung ứng nguyên liệu quan trọng bậc nhất.

Hợp tác với một công ty quốc doanh, các công ty khai khoáng Trung Quốc Zhejiang Huayou Cobalt và Tsingshan Holding Group đang dồn lực phát triển một mỏ kim loại khai thác nguyên liệu dùng trong pin xe điện tại Zimbabwe.

Từng vận hành một số dự án khai thác lithium ở quốc gia Nam Phi, hai ông lớn Trung Quốc sẽ hoàn tất nghiên cứu trước khi xây dựng mỏ và nhà máy xử lý tại Sandawana, miền Nam Zimbabwe, theo lời của Giám đốc điều hành công ty Kuvimba Mining House, công ty nhà nước sở hữu tài sản này. Kuvimba đã công bố thỏa thuận vào tháng 7, nhưng không nêu tên đối tác.

z5861767667322_bea41501ba2508626ec7a38f706d6c52.jpg
Mỏ lithium ở Zimbabwe

Mặc dù giá lithium đã giảm gần 90% kể từ cuối năm 2022, khiến một số dự án sản xuất trên toàn thế giới phải đóng cửa hoặc trì hoãn, các “ông lớn” ngành pin Trung Quốc vẫn tỏ rõ quyết tâm tăng cường chuỗi cung ứng bằng việc đầu tư vào dự án khai thác lithium quy mô lớn tại Zimbabwe. Với mục tiêu sản xuất 500.000 tấn tinh quặng lithium mỗi năm, dự án này dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 250-300 triệu USD. Các công ty đang hoàn thiện các tính toán về chi phí và công suất sản xuất trong một nghiên cứu khả thi toàn diện hơn dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng ba tháng tới.

Theo ông Barnard, giá lithium dự kiến sẽ tăng dần trong năm tới, đạt đỉnh vào năm 2026-2027 khi nhu cầu vượt quá nguồn cung. Dù vậy, ngay cả với mức giá hiện tại, doanh nghiệp vẫn có thể duy trì hoạt động có lãi.

Huayou và Tsingshan chưa phản hồi yêu cầu bình luận.

Trong hai năm trở lại đây, Zimbabwe đã nhanh chóng trở thành một “cường quốc” mới trong ngành sản xuất lithium toàn cầu. Sự gia tăng chóng mặt của giá lithium trong giai đoạn 2021-2022 đã thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư, đặc biệt là các công ty Trung Quốc như Chengxin Lithium Group và Sinomine Resource Group. Với khoản đầu tư hơn 700 triệu USD vào mỏ Arcadia, Huayou đã khẳng định vị thế của mình tại thị trường này. Bên cạnh đó, Tsingshan cũng đang tích cực phát triển dự án Gwanda.

Theo CRU Group, Zimbabwe dự kiến sẽ đóng góp khoảng 10% sản lượng khai thác lithium toàn cầu trong năm nay.

Huayou, một nhà sản xuất vật liệu pin lớn, đang mở rộng hoạt động sang khai thác cobalt ở Cộng hòa Dân chủ Congo và nickel ở Indonesia. Trong khi đó, Tsingshan, nhà sản xuất thép không gỉ và nickel hàng đầu thế giới, không chỉ sở hữu một nhà máy thép mới tại Zimbabwe mà còn đang đầu tư mạnh vào khai thác lithium và sản xuất pin cho xe điện. Cobalt, nickel và lithium là những nguyên liệu quan trọng cho sản xuất pin, đặc biệt là pin cho xe điện.

Liên quan đến dự án Sandawana, ông Barnard cho biết Huayou và Tsingshan sẽ chuyển giao tài sản này cho Kuvimba sau ít nhất 5 năm và khi đã thu hồi vốn. Các điều khoản cụ thể đang được hai bên đàm phán. Được biết, Sandawana, vốn là một mỏ ngọc lục bảo của Rio Tinto, đã từng được khai thác sắt và tantalum trước khi Zimbabwe quyết định tập trung vào lithium.

Hiện tại, Kuvimba đang chia Sandawana thành ba khu vực và đàm phán thêm hai dự án khác với các nhà đầu tư tiềm năng, trong đó có công ty của doanh nhân Algy Cluff, một tên tuổi có uy tín trong ngành dầu khí Biển Bắc.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật