spot_img
22 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc Tế'Công xưởng thế giới' phớt lờ thuế quan của ông Trump, khẳng...

‘Công xưởng thế giới’ phớt lờ thuế quan của ông Trump, khẳng định đã chuẩn bị từ trước

Mức thuế nhập khẩu 10% mới được tân Tổng thống Donald Trump áp dụng dường như không phải là đòn mạnh mẽ giáng vào các thương nhân tại một thành phố nổi tiếng ở tỉnh Tứ Xuyên.

Thành phố Nghĩa Ô nằm ở tỉnh Chiết Giang (Zhejiang), miền Đông Trung Quốc, là trung tâm bán buôn các mặt hàng sản xuất nhỏ với quy mô lớn nhất thế giới. Nơi đây cũng chuyên xuất khẩu các sản phẩm từ cây thông Noel đến đồ trang sức giả trên toàn cầu, bao gồm cả Mỹ.

Các thương nhân tại đây dường như đang phớt lờ mức thuế quan và động thái chống lại Trung Quốc của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trả lời báo chí, một số người cho biết họ đã có sự chuẩn bị để giảm nhẹ tác động từ chính sách thuế đến từ “ông chủ mới của Nhà Trắng”.

>> Xuất khẩu của Trung Quốc khởi sắc bất chấp hàng loạt rào cản thương mại

Trung tâm xuất khẩu của Trung Quốc phớt lờ thuế quan của ông Trump, khẳng định đã chuẩn bị từ trước - ảnh 1
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ áp thuế 10% thay vì 60% với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc như hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử – Ảnh: AFP/Getty Images

“Chúng tôi dự đoán rằng ông ấy (Trump) sẽ nắm quyền”, Trình Hạo Đông (Cheng Haodong), Chủ tịch của Tập đoàn Bối Tư (Beisi Group), một doanh nghiệp bán quần áo cho đến bình đựng nước, chia sẻ với Reuters từ văn phòng tại thành phố Nghĩa Ô.

“Sau khi ông Trump nắm quyền, chúng tôi sẽ điều chỉnh (hoạt động kinh doanh) thế nào ư? Thực ra thì chúng tôi đã có sự chuẩn bị từ trước rồi”, ông Trình nói.

Chủ tịch của Beisi Group nói thêm rằng doanh nghiệp này đã theo dõi thông tin trên các trang mạng xã hội ở nước ngoài và điều này đã dẫn đến việc họ thành lập một nhà máy mới để sản xuất chất tẩy rửa dạng lỏng tại tiểu bang Tennessee của Mỹ vào tháng 4 năm ngoái.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Donald Trump đã hứa sẽ áp thuế 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trước khi ông đắc cử. Tuy nhiên, khi vừa chính thức bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ lần thứ 2, vị nguyên thủ quốc gia này đã sửa đổi mức thuế này thành 10% sau khi nhậm chức và thuế quan này có hiệu lực từ hôm 10/2. Tổng thống Mỹ Trump cũng có kế hoạch hủy bỏ chế độ miễn thuế đối với các gói hàng giá rẻ từ Trung Quốc.

“Lần này thực ra cú sốc sẽ không quá lớn đối với chúng tôi”, ông Trình nói nhưng từ chối cung cấp số liệu chi tiết về doanh số công ty mình.

Được biết, Beisi xuất khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp khác ở nước ngoài, nhưng cũng bán một số sản phẩm của mình trực tiếp cho người tiêu dùng Mỹ thông qua các nền tảng trực tuyến như Temu và Shein. Đây là những trang web mua sắm giá rẻ của Trung Quốc mà các nhà phân tích dự đoán sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi ông Trump bãi bỏ quy tắc “de minimis” – một lỗ hổng thương mại cho phép các mặt hàng nhập khẩu giá trị thấp vào Hoa Kỳ mà không phải chịu thuế.

Trung tâm xuất khẩu của Trung Quốc phớt lờ thuế quan của ông Trump, khẳng định đã chuẩn bị từ trước - ảnh 2
Người bán, người mua tấp nập tại Chợ thương mại quốc tế Nghĩa Ô ở thành phố Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc ngày 9/2/2025 – Ảnh: Go Nakamura

Những người buôn bán và người mua hàng tại khu chợ rộng lớn trong thành phố Nghĩa Ô cũng có chung cảm nghĩ tương tự. Tăng Hạo (Zeng Hao), chủ sở hữu Cẩm Kỳ Đồ Chơi (Jinqi Wanju), nơi bán đồ chơi như tượng khủng long nhiều màu sắc, cho biết: “Ngay cả khi bạn (ám chỉ ông Trump) tăng thuế quan lên 50% thì điều đó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến chúng tôi”.

Ông Tăng cho biết, lý do là vì các sản phẩm có lợi nhuận cao và công ty của ông có thể chịu một phần gánh nặng thuế quan. Các công ty trong chuỗi cung ứng cũng có lý do để tăng giá của riêng họ, ông nói thêm.

Động thái của Tổng thống Trump đã làm dấy lên lo ngại rằng một cuộc chiến thương mại toàn diện sẽ leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, với việc Trung Quốc chuẩn bị áp đặt mức thuế trả đũa lên tới 15% đối với một số hàng hóa của Mỹ.

Abby Jin, người mua sản phẩm tại Nghĩa Ô thay mặt cho những khách hàng khác ở các thị trường như Mỹ, Australia và Trung Đông, cho biết các nhà cung cấp trong thành phố này không thiếu đơn đặt hàng.

“Chúng ta có thể phản ứng bằng cách giảm nhẹ biên lợi nhuận hoặc điều chỉnh chi phí. Cuối cùng, chi phí bổ sung sẽ được chuyển cho người tiêu dùng cuối cùng ở quốc gia của họ, nghĩa là họ sẽ phải gánh chịu hậu quả của chính sách kinh tế của mình”.

“Đối với Mỹ, liệu họ có thể tìm được một quốc gia phù hợp để thay thế chúng tôi (với tư cách là đối tác thương mại) hay không là câu hỏi mà họ cần tự mình xem xét”, bà Jin nói.

Theo Reuters/Yahoo! Finance

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật