spot_img
11 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếCụ bà nhặt bừa cục đá về làm chặn cửa, hơn 20...

Cụ bà nhặt bừa cục đá về làm chặn cửa, hơn 20 năm sau mới biết là kho báu 70 triệu năm tuổi trị giá 27 tỷ đồng

Một cục đá tưởng chừng vô giá trị hóa ra lại là khối hổ phách quý hiếm, có niên đại tới 70 triệu năm.

Theo El Páis, vào những năm 1960-1970, một người phụ nữ ở Romania đã tình cờ nhặt được một cục đá nặng gần 4kg dưới một con suối nhỏ gần làng Colți, thuộc hạt Buzău.

Không ngờ, cục đá mà bà dùng để chặn cửa suốt hàng chục năm lại là một báu vật trị giá 1,1 triệu USD (khoảng 27 tỷ đồng).

Trong suốt thời gian đó, dù ngôi nhà của bà từng bị kẻ trộm đột nhập, không ai để ý đến cục đá đặc biệt này. Sau khi bà qua đời vào năm 1991, một người thân trong gia đình bắt đầu nghi ngờ giá trị của khối đá. Tuy nhiên, phải đến năm 1999, cục đá mới được giao cho chính quyền địa phương để kiểm tra.

Kết quả phân tích tại Bảo tàng Lịch sử Krakow (Ba Lan) tiết lộ cục đá thực chất là một khối hổ phách quý hiếm nặng 3,5kg và có niên đại từ 38,5 – 70 triệu năm. Đây không chỉ là một trong những khối hổ phách lớn nhất thế giới mà còn có giá trị khoa học vô cùng to lớn.

Cụ bà nhặt bừa cục đá về làm chặn cửa, hơn 20 năm sau mới biết là kho báu 70 triệu năm tuổi trị giá 27 tỷ đồng - ảnh 1
Cục đá mà cụ bà nhặt được là một khối hổ phách nặng 3,5kg và niên đại có thể từ 38,5 -70 triệu năm tuổi. Ảnh: World Record Academy

Ông Daniel Costache, Giám đốc Bảo tàng hạt Buzău, cho biết khối hổ phách này chứa hơn 160 sắc thái màu khác nhau, từ đỏ đến đen, cùng nhiều hóa thạch sinh vật cổ đại. Khối hổ phách được Chính phủ mua lại và công nhận là bảo vật quốc gia, đại diện cho sự phong phú về địa chất của Romania.

Hạt Buzău, nơi cụ bà nhặt được cục đá, từ lâu đã nổi tiếng là khu vực tập trung nhiều loại đá bán quý này. Khu bảo tồn thiên nhiên tại đây là nơi phát hiện nhiều khối hổ phách giá trị cao, không chỉ về màu sắc mà còn chứa đựng hóa thạch động thực vật quý hiếm.

Hổ phách và hành trình hàng triệu năm

Hổ phách là kết quả của quá trình hóa thạch nhựa cây cổ đại, chủ yếu từ các loài cây lá kim. Ban đầu, nhựa cây được tiết ra như một lớp bảo vệ tự nhiên, chống lại nấm mốc và sâu bệnh.

Qua hàng triệu năm bị chôn vùi trong trầm tích, dưới áp lực và nhiệt độ, nhựa cây trải qua biến đổi hóa học để trở thành khối vật chất cứng như đá nhưng trong suốt như thủy tinh.

Nhờ đặc tính dẻo dai và khả năng bảo tồn nguyên vẹn các sinh vật bị mắc kẹt bên trong, hổ phách mang đến những bằng chứng khoa học quý giá về hệ sinh thái cổ xưa. Ví dụ, nhiều khối hổ phách Buzău chứa hóa thạch của nhện, bọ cánh cứng, động vật giáp xác và thậm chí cả lông động vật, giúp giới khoa học tái hiện hình ảnh Trái đất hàng triệu năm trước.

Hổ phách cổ xưa nhất từng được tìm thấy có niên đại khoảng 320 triệu năm, được phát hiện trong một vỉa than ở Illinois, Mỹ – từ thời kỳ Trái đất chưa có dấu chân khủng long.

Theo El Páis

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật