spot_img
34.1 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếCuộc đua xuống đáy khiến giới chức Trung Quốc nổi giận, mở...

Cuộc đua xuống đáy khiến giới chức Trung Quốc nổi giận, mở cuộc điều tra toàn ngành tài chính

Động thái này là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm chấn chỉnh cuộc chiến giá kéo dài nhiều năm trong các ngành kinh tế chủ chốt.

Giới chức Trung Quốc đang mở rộng chiến dịch trấn áp tình trạng cạnh tranh “phá giá” trong ngành tài chính, tiến hành điều tra hàng loạt ngân hàng đầu tư hàng đầu do thu phí bảo lãnh trái phiếu chỉ ở mức chưa tới 100 tệ (khoảng 14 USD).

Tuần trước, Hiệp hội các nhà đầu tư tổ chức thị trường tài chính quốc gia (NAFMII) đã phát động cuộc điều tra đối với sáu đơn vị bảo lãnh phát hành trái phiếu trị giá 35 tỷ nhân dân tệ (4,9 tỷ USD) của Ngân hàng Quảng Phát (China Guangfa Bank). Nguyên nhân là mức phí bảo lãnh mà các bên đưa ra “gây chú ý trong dư luận”.

Cuộc đua xuống đáy khiến giới chức Trung Quốc nổi giận, mở cuộc điều tra toàn ngành tài chính - ảnh 1
Ảnh minh họa

Theo tờ Shanghai Securities News, China Galaxy Securities và Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (Industrial Bank) chỉ thu mức phí 700 tệ (tương đương 98 USD) chưa bao gồm thuế – thông tin được trích dẫn từ một thông cáo của Ngân hàng Quảng Phát trước khi bị chỉnh sửa và gỡ bỏ chi tiết.

Đây không phải là lần đầu tiên các mức phí cực thấp bị nhà chức trách Trung Quốc soi xét. Năm 2020, các cơ quan giám sát đã mở cuộc điều tra về khoản phí 0,003% được áp dụng trong một thương vụ trái phiếu do chi nhánh đầu tư của tỉnh Hải Nam phát hành.

Trước đó, năm 2019, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc đã khiển trách GF Securities vì thu phí chỉ 0,0001% để bảo lãnh cho một đợt phát hành trái phiếu của một doanh nghiệp nhà nước hạng cao.

Trong trường hợp của Ngân hàng Quảng Phát, tổng phí thu được từ cả sáu đơn vị bảo lãnh chỉ tương đương tỷ lệ 0,00018% trên tổng giá trị trái phiếu – mức thấp chưa từng có. Theo dữ liệu từ Qyyjt.cn, mức phí thông thường trong các thương vụ tương tự dao động lên tới 0,01%.

Hai “ông lớn” trong ngành chứng khoán là Guotai Haitong Securities và Citic Securities cũng nằm trong danh sách bị điều tra lần này. NAFMII tuyên bố sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, với hình phạt có thể từ cảnh cáo cho tới cấm tham gia huy động vốn.

Trước đó, tổ chức này đã nhiều lần cảnh báo các tổ chức bảo lãnh không được đưa ra mức giá thấp hơn chi phí vận hành, nhưng tình trạng cạnh tranh bằng cách phá giá vẫn tiếp diễn, do các công ty cố gắng cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng để giành thêm hợp đồng trong tương lai.

“Rất nhiều tổ chức tin rằng việc leo hạng trong mảng bảo lãnh phát hành là chìa khóa để có thêm hợp đồng mới,” ông Diêu Vũ (Yao Yu), nhà sáng lập hãng xếp hạng YY Ratings tại Thâm Quyến, nhận định. “Những thương vụ có quy mô lớn giúp họ gia tăng hiện diện thị trường và nâng cao cơ hội tiếp cận các thương vụ tiếp theo”.

Theo ông Vương Trần (Wang Chen), đồng sáng lập công ty phân tích rủi ro tín dụng Belt & Road Origin tại Bắc Kinh, cuộc chiến phí bảo lãnh đang phản ánh cuộc đua xuống đáy ngày càng gay gắt trong ngành tài chính. Ông kêu gọi các cơ quan chức năng tăng cường điều tiết và đưa hoạt động bảo lãnh phát hành trái phiếu trở lại quỹ đạo hợp lý.

Tình trạng cạnh tranh giá khốc liệt không chỉ xuất hiện trong ngành tài chính mà còn lan sang các lĩnh vực khác như xe điện và giao đồ ăn – lý do khiến Chủ tịch Tập phải mở rộng chiến dịch kiểm soát nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật