spot_img
25 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếDoanh thu từ năng lượng của Nga sẽ lập kỷ lục trong...

Doanh thu từ năng lượng của Nga sẽ lập kỷ lục trong năm 2024

Năm nay dự báo sẽ ghi nhận mức cao thứ hai về doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt của Nga trong lịch sử, chỉ thấp hơn so với kỷ lục của năm 2022.

Doanh thu năng lượng của Nga có thể đạt mức kỷ lục trong năm 2024 được thúc đẩy bởi giá dầu xuất khẩu cao, theo tổ chức tư vấn kinh tế độc lập Viện Năng lượng và Tài chính (FIEF).

Sau khi bị phương Tây áp lệnh trừng phạt, Moscow đã chuyển hướng nguồn cung cấp năng lượng của mình sang châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc. Ảnh: Indranil Adity
Sau khi bị phương Tây áp lệnh trừng phạt, Moscow đã chuyển hướng nguồn cung cấp năng lượng của mình sang châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc. Ảnh: Indranil Adity

Dự đoán này được giám đốc nghiên cứu của FIEF Aleksey Belogoriev đưa ra tại Diễn đàn Năng lượng Viễn Đông “Dầu khí Sakhalin” hôm 4/10.

Ông Belogoriev cho biết, trong 7 tháng đầu năm nay, doanh thu từ xuất khẩu dầu của Nga đã tăng 63% so với cùng kỳ năm 2023, đạt tổng cộng 6,4 nghìn tỷ ruble (67,5 tỷ USD). Trong khi đó, doanh thu khí đốt cũng tăng 13% lên 1,2 nghìn tỷ ruble (12,6 tỷ USD).

Theo nhận định ông, doanh thu dầu khí của Nga trong năm nay sẽ chỉ thấp hơn so với mức kỷ lục của năm 2022 và chứng kiến mức cao thứ hai trong lịch sử.

Ông Belogoriev đã trích dẫn mức tăng giá xuất khẩu dầu trung bình và doanh thu tương đối thấp được ghi nhận trong nửa đầu năm 2023.

Vào tháng 1, một thùng dầu thô Urals của Nga có giá trung bình là 60 USD/thùng, nhưng sau đó giá tăng đều đặn và đạt mức 84 USD/thùng vào tháng 4. Vào tháng 7, giá dầu thô của Nga duy trì ở mức 80 USD/thùng.

Đà tăng của giá dầu Urals diễn ra bất chấp một loạt các lệnh trừng phạt mà Mỹ, EU và các đồng minh áp đặt đối với Nga kể từ khi căng thẳng giữa Moscow và Kiev leo thang thành chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine vào năm 2022.

Các biện pháp hạn chế của phương Tây bao gồm lệnh cấm vận đối với dầu thô của Nga vận chuyển bằng đường biển, cùng với mức giá trần 60 USD/thùng đối với các loại dầu thô khác.

Mặc dù chưa áp lệnh cấm vận, song các nước EU đã hạn chế nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga. Để đáp trả, Moscow đã chuyển hướng nguồn cung cấp năng lượng của mình sang châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc, để bù đắp cho việc mất một số khách hàng phương Tây.

Theo dữ liệu được Bộ Tài chính Nga công bố hôm 3/10, doanh thu dầu khí trong 9 tháng đầu năm đã tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bộ này kỳ vọng thu nhập từ dầu khí sẽ đạt 10,99 nghìn tỷ ruble (116 tỷ USD) trong năm nay. Trong năm 2022, ngân sách Nga đã nhận được 11,586 nghìn tỷ ruble (165 tỷ USD) từ xuất khẩu năng lượng.

>> Tổng thống Ukraine Zelensky thăm vùng giáp biên giới Nga

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật