spot_img
16 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếEU đạt thỏa thuận lịch sử sau 25 năm đàm phán, quyết...

EU đạt thỏa thuận lịch sử sau 25 năm đàm phán, quyết giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, đặt cược tương lai vào ‘vàng trắng’?

Các nhà phân tích cho rằng tầm quan trọng chiến lược của lithium có thể đã đóng vai trò chủ chốt trong thỏa thuận lớn giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Brazil, Argentina cùng 3 quốc gia Nam Mỹ khác.

Sau 25 năm đàm phán, Liên minh Châu Âu (EU) và 5 quốc gia Mercosur (bao gồm Paraguay, Uruguay và gần đây là Bolivia) đã đạt được thỏa thuận thương mại quan trọng vào ngày 6/12.

Nếu được phê duyệt bởi 27 quốc gia thành viên, quan hệ đối tác này sẽ tạo ra một trong những khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao phủ hơn 700 triệu người và chiếm khoảng 20% GDP toàn cầu.

z6116089226081_b1e4bfe02bb592f05e113b8d533ae8de.jpg
Khu vực chế biến của mỏ lithium thuộc công ty SQM, Chile

Ủy ban Châu Âu cho biết mục tiêu của thỏa thuận là tăng cường thương mại và đầu tư song phương, giảm thiểu rào cản thuế quan và phi thuế quan, đồng thời thúc đẩy các giá trị chung như phát triển bền vững.

Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia đều ủng hộ thỏa thuận, với Pháp và Ba Lan bày tỏ lo ngại về sự cạnh tranh không công bằng cho nông nghiệp Châu Âu.

Các nhà phân tích tại ngân hàng ING nhấn mạnh vai trò then chốt của các nguyên liệu thô thiết yếu, đặc biệt là lithium, trong thỏa thuận này. Theo họ, điều đáng chú ý là EU hiện phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc về các nguyên liệu thô, trong khi Argentina, Bolivia và Brazil sở hữu nguồn cung dồi dào. Nhu cầu của EU đối với những nguyên liệu này dự kiến sẽ tăng mạnh trong tương lai.

Lithium, còn được gọi là “vàng trắng“, được coi là yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Nó được sử dụng rộng rãi trong sản xuất xe điện, điện thoại di động và pin sạc.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Mỹ Latinh được ước tính cung cấp khoảng 35% lượng lithium của thế giới, với Chile (26%) và Argentina (6%) dẫn đầu. Khu vực này được cho là nắm giữ hơn một nửa trữ lượng lithium toàn cầu, chủ yếu nằm ở Argentina (21%) và Chile (11%).

Lithium “cần thiết cho các ngành công nghiệp chủ chốt”

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen mô tả đây là thỏa thuận “đôi bên cùng có lợi”, có thể giúp các công ty EU tiết kiệm 4 tỷ euro tiền thuế xuất khẩu mỗi năm.

z6116089245216_0ba22e23cfd93e538550beeb1eec408e.jpg
Các hồ bốc hơi để khai thác lithium tại Argentina

Kaja Kallas, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp cận các nguyên liệu thô thiết yếu.

“Đối với người dân Châu Âu, thỏa thuận này mở ra một khu vực rộng lớn để giao thương tự do, bao gồm cả việc tiếp cận các nguyên liệu thô thiết yếu, và giảm thiểu nguy cơ các đối thủ thay thế chúng ta khi chúng ta vắng mặt,” bà Kallas nói vào ngày thứ Sáu.

Theo chuyên gia Federico Steinberg, ba yếu tố chính đã giúp thỏa thuận trở nên khả thi: sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ, sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo Brazil và Argentina, và những lo ngại chiến lược của EU về sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mỹ Latinh.

Theo các điều khoản của thỏa thuận, Steinberg cho biết các công ty Châu Âu có thể sẽ có cơ hội tiếp cận tốt hơn với thị trường đấu thầu công, các ngành dịch vụ có giá trị cao và các nguyên liệu thô thiết yếu, như lithium.

“Đổi lại, Liên minh Châu Âu sẽ giảm thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và hàng hóa khác và đóng góp 1,8 tỷ euro thông qua sáng kiến Global Gateway để hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh và số hóa của Mercosur”, Steinberg cho biết trong một báo cáo nghiên cứu vào ngày thứ Sáu.

Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI) đặc biệt hoan nghênh thỏa thuận, coi đó là cơ hội tuyệt vời để đa dạng hóa nguồn cung các nguyên liệu thô như lithium và đồng – những vật liệu then chốt cho các ngành công nghiệp như xe điện và năng lượng tái tạo. Trong bối cảnh phân mảnh thương mại toàn cầu gia tăng, thỏa thuận này được coi là thông điệp ủng hộ mạnh mẽ thương mại tự do và dựa trên quy tắc.

Theo CNBC

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật