Trong phiên mở cửa sáng nay (9/12), cổ phiếu Hàn Quốc giảm 1,7% ngay cả khi nhà chức trách cam kết nỗ lực ổn định thị trường tài chính trong bối cảnh bất ổn về số phận của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Bất ổn của Hàn Quốc lan sang thị trường khác. Chỉ số MSCI rộng nhất của cổ phiếu châu Á – Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản (.MIAPJ0000PUS) giảm 0,2%.
Trong khi đó, Nikkei của Nhật Bản (.N225) tăng 0,4% nhờ sự điều chỉnh tăng trưởng kinh tế.
Châu Á đồng thời cảnh giác với dữ liệu lạm phát của Trung Quốc. Chuyên gia dự báo chỉ số giá tiêu dùng của quốc gia tỷ dân giảm 0,4% vào tháng 11, trong khi tốc độ hàng năm dự kiến tăng lên 0,5%. Thị trường cũng quan tâm hội nghị kinh tế trung ương của Trung Quốc diễn ra vào tuần này, mặc dù không ai chắc chắn liệu có chính sách nào được công bố không.
Bất ổn địa chính trị ở Hàn Quốc và Pháp giúp giá vàng tăng 0,4% lên 2.643 USD/ounce, nhưng phải đối mặt với ngưỡng kháng cự ở mức 2.666 USD.
Giá dầu được hỗ trợ phần nào từ các sự kiện ở Trung Đông, mặc dù thị trường lo ngại về nhu cầu sử dụng giảm, đặc biệt là từ Trung Quốc. Giá dầu Brent tăng 9 cent lên 71,21 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Mỹ tăng 12 cent lên 67,32 USD/thùng.
Vụ thiết quân luật ở Hàn Quốc tác động mạnh đến thị trường châu Á. |
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số USD ổn định sau khi tăng nhẹ 0,2% vào tuần trước. Đồng euro giao dịch ở mức 1,0557 USD. Giá đồng tiền chung châu Âu đã tăng lên mức cao nhất là 1,0629 USD vào thứ Sáu trước khi số liệu việc làm thúc đẩy đồng USD.
Đồng USD định so với đồng yên và giao dịch mức 149,92 yên/1 USD. Tuần trước, giá đồng yên giao dịch ở mức 148,65-151,23/1 USD. Nhà đầu tư chờ đợi triển vọng tăng lãi suất từ Ngân hàng Nhật Bản.
Thị trường chứng khoán, tiền tệ thế giới đặc biệt quan tâm mạnh đến việc loạt ngân hàng trung ương thông qua chính sách lãi suất. Tại Mỹ, chuyên gia dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có 85% khả năng nới lỏng lãi suất 0,25 điểm tại cuộc họp ngày 17-18/12, tăng mạnh so với mức 68% trước khi dữ liệu việc làm được đưa ra.
Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến cắt giảm 25 điểm cơ bản vào tuần này. Ông Christian Keller – chuyên gia kinh tế của Barclays – cho biết sự bất ổn về địa chính trị ở mức cao và những tín hiệu trái ngược của dữ liệu, chính sách tiền tệ vẫn là giải pháp duy nhất hỗ trợ kinh tế.
“Thị trường kỳ vọng mức cắt giảm 25 điểm cơ bản liên tiếp cho đến tháng 6/2025, sau đó là mức cắt giảm vào tháng 9 và tháng 12 để đạt mức lãi suất cuối cùng là 1,5%.
Hàng loạt quốc gia khác như Thụy Sĩ, Canada, Australia cũng chuẩn bị thông qua chính sách lãi suất, gây ảnh hưởng lớn đến thị trường.
>>Tổng thống Yoon bị tố kích động mưu phản, Bộ trưởng Nội vụ Hàn Quốc từ chức