spot_img
26 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếHãng xe Trung Quốc xây ‘siêu nhà máy’ ô tô bay đầu...

Hãng xe Trung Quốc xây ‘siêu nhà máy’ ô tô bay đầu tiên trên thế giới, công suất 10.000 chiếc mỗi năm

Nhà máy dự kiến hoàn thành và đi vào sản xuất vào năm 2026.

Xpeng AeroHT, một công ty con của tập đoàn xe điện Trung Quốc Xpeng, đang tiên phong trong lĩnh vực ô tô bay với mục tiêu sản xuất quy mô lớn. Ngày 27/10, công ty tổ chức lễ động thổ xây dựng nhà máy tại Quảng Châu, dự kiến hoàn thành và đi vào sản xuất vào năm 2026 với công suất hàng năm khoảng 10.000 chiếc.

Nhà máy rộng 180.000m2 này sẽ chuyên sản xuất phần trực thăng của ô tô bay, trong khi phần còn lại sẽ được lắp ráp tại một trong những nhà máy xe điện của Xpeng.

Hãng xe Trung Quốc xây ‘siêu nhà máy’ ô tô bay đầu tiên trên thế giới, công suất 10.000 chiếc mỗi năm - ảnh 1

Bản vẽ cơ sở sản xuất ô tô bay của Xpeng Aeroht tại Quảng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Xpeng Aeroht

Từ khi thành lập năm 2013, Xpeng AeroHT đã phát triển năm thế hệ ô tô bay, trong đó nổi bật là dự án Land Aircraft Carrier (LAC). Mô hình này gồm hai phần: một xe chuyên chở ba trục và một trực thăng có khả năng tự động cất, hạ cánh và kết nối với xe chở. Xe chuyên chở có chiều dài xe 5.500mm, rộng 2.000mm và cao 2.000mm. Hệ thống dẫn động bằng máy xăng (EREV), hay xe điện hành trình mở rộng. Một động cơ đốt trong đặt phía trước, nhưng không truyền mô-men xoắn đến các bánh xe. Thay vào đó, động cơ chỉ cung cấp năng lượng cho môtơ điện và bộ pin.

Phạm vi hoạt động kết hợp của xe đạt 1.000km (theo tiêu chuẩn CLTC). Nhờ hệ thống 800V, xe có thể sạc 30%-80% chỉ trong 18 phút. Trực thăng, với thiết kế tương tự máy bay không người lái, có thể thực hiện 5-6 chuyến bay sau mỗi lần sạc đầy và có thể điều khiển bằng chế độ tự động hoặc thủ công.

Xpeng AeroHT cam kết đây sẽ là nhà máy đầu tiên trên thế giới ứng dụng dây chuyền lắp ráp quy mô lớn cho ô tô bay. Công ty cũng đã ra mắt LAC vào tháng 9 với giá khoảng 280.000 USD (hơn 7 tỷ đồng) và nhận được hơn 3.000 đơn đặt hàng chỉ trong tháng đầu tiên. Đáng chú ý, xe chở VTOL (Vertical Take-Off and Landing) sẽ có cơ chế điều khiển đơn giản với một cần gạt duy nhất, cho phép người dùng làm quen trong 5 phút và thành thạo sau ba giờ.

Dự án này không chỉ nhận được sự chú ý vì khả năng vận hành độc đáo mà còn gặp thách thức về pháp lý, đặc biệt là yêu cầu giấy phép bay và khung pháp lý cho ô tô bay ở Trung Quốc. Dù vậy, Xpeng AeroHT đang tích cực hợp tác với các đối tác lớn, đặc biệt là dịch vụ cứu hộ. Điều này cho thấy LAC sẽ khó trở thành sản phẩm phổ thông nhưng có tiềm năng lớn trong các ứng dụng chuyên biệt.

Theo CNEVPost

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật