spot_img
27.8 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếLộ diện top 10 quốc gia sở hữu nhiều dầu mỏ nhất...

Lộ diện top 10 quốc gia sở hữu nhiều dầu mỏ nhất thế giới: Nước số 1 đang chìm trong suy thoái, GDP bốc hơi 68%

Venezuela đang dẫn đầu thế giới về trữ lượng dầu mỏ đã được xác minh, nhưng lại chật vật với sản lượng sụt giảm và khủng hoảng kinh tế kéo dài.

Tính đến nay, 10 quốc gia đứng đầu thế giới đang nắm giữ tổng cộng 1.500 tỷ thùng dầu mỏ đã được xác minh. Đứng ở vị trí số 1 là Venezuela, nhưng nền kinh tế nước này lại đang bị tàn phá bởi siêu lạm phát và lệnh trừng phạt từ Mỹ nhằm vào chính quyền ông Maduro.

Nhìn chung, gần 14% sản lượng dầu toàn cầu hiện đang chịu lệnh cấm vận, chủ yếu ở các quốc gia thuộc liên minh OPEC+.

Dựa trên dữ liệu từ tạp chí “Oil & Gas Journal” do Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) tổng hợp, đây là những quốc gia sở hữu trữ lượng dầu đã được xác minh lớn nhất thế giới.

Lộ diện top 10 quốc gia sở hữu nhiều dầu mỏ nhất thế giới: Nước số 1 đang chìm trong suy thoái, GDP bốc hơi 68% - ảnh 1
Nguồn: Visual Capitalist, Voronoi

Những “ông lớn” của ngành dầu mỏ toàn cầu

Venezuela giữ vị trí số một nhờ một phát hiện dầu lớn từ những năm 1920. Năm 2024, xuất khẩu dầu chiếm tới 58% ngân sách của Chính phủ, nhưng sản lượng đã sụt giảm nghiêm trọng.

Nền kinh tế nước này cũng đang trải qua một trong những cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại. Kể từ năm 2013, GDP bình quân đầu người đã giảm tới 68%.

Trong khi đó, Saudi Arabia duy trì sản lượng hơn 11 triệu thùng dầu thô/ngày trong năm 2023, chỉ xếp sau Mỹ. Nhờ chi phí khai thác thuộc hàng thấp nhất thế giới, Saudi Arabia có thể hòa vốn ở mức giá dầu khoảng 35 USD/thùng.

Xếp thứ ba là Iran với 209 tỷ thùng dầu, vị trí thứ 4 thuộc về Canada với 163 tỷ thùng.

Lộ diện top 10 quốc gia sở hữu nhiều dầu mỏ nhất thế giới: Nước số 1 đang chìm trong suy thoái, GDP bốc hơi 68% - ảnh 2
10 quốc gia sở hữu trữ lượng dầu mỏ đã được xác minh lớn nhất thế giớ. Ảnh: Visual Capitalist

Căng thẳng Trung Đông và ảnh hưởng tới giá dầu

Giá dầu tăng vọt sau vụ Israel tấn công Iran, nhưng nhanh chóng giảm mạnh sau khi Iran đáp trả bằng cách tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ.

Điều đáng chú ý là đợt biến động này không làm gián đoạn nguồn cung năng lượng, giúp giá dầu hạ nhiệt. Tuy nhiên, nếu Iran đóng eo biển Hormuz – tuyến vận chuyển khoảng 1/5 lượng dầu thô toàn cầu – giá dầu có thể tăng vọt.

Dù vậy, nhiều lãnh đạo ngành dầu mỏ cho rằng kịch bản này khó xảy ra. Việc đóng eo biển sẽ khiến Iran đánh mất một trong những “quân bài” đàm phán mạnh nhất. Và theo họ, một khi đã sử dụng, lá bài ấy sẽ không còn tác dụng.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật